Cách điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà

Ngày đăng: 9.06.2021

Tư vấn y khoa: Bùi Ngọc Lâm

Rất nhiều người cảm thấy sợ hãi trước căn bệnh sùi mào gà, bởi lẽ căn bệnh này dễ lây lan và có khả năng gây ra những biến chứng tai hại. Vì thế họ tìm các cách điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà để tự mình đối phó với bệnh. Vậy có những cách điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà nào phổ biến? Bài viết sau sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó!

Sơ lược về bệnh sùi mào gà

Do chủng virus HPV gây ra, sùi mào gà là căn bệnh xuất hiện trên mọi đối tượng. Con đường lây lan chính của nó là:

– Quan hệ tình dục không an toàn.

– Truyền từ mẹ sang con khi mang thai.

– Qua đường dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh.

Biến chứng nguy hiểm nhất của sùi mào gà là gây ung thư, hiếm muộn vô sinh. Vì thế căn bệnh này cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Các triệu chứng của sùi mào gà tiến triển ở bệnh nhân nữ rất âm thầm. Vì thế việc phát hiện và điều trị bệnh sẽ khó khăn hơn bình thường. Triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở nữ giới như sau:

– Nổi lên các mụn sùi ở môi lớn, môi nhỏ, âm đạo, âm hộ, hậu môn, lỗ niệu đạo… Chúng có màu hồng nhạt hoặc trắng đục, chạm vào thấy mềm.

– Vùng kín sinh dục ngứa ngáy, đau rát, tiết dịch bất thường.

– Khi u nhú lớn và lây lan dần, chúng tạo thành mảng trông từa tựa hoa mào gà. Lúc này chúng dễ bị lở loét do cọ xát và bội nhiễm.

Sùi mào gà có thể gây tổn thương cơ quan sinh dục nữ, dẫn tới các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm cổ tử cung… Người mẹ mang thai khi mắc bệnh sẽ dễ bị sảy thai, sinh non. Nếu sinh con, bé dễ bị dị tật, thậm chí tử vong khi mới chào đời.

Bệnh sùi mào gà ở nam giới

Khi nam giới mắc bệnh sùi mào gà sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

– Mọc lên các nốt sần tại thân dương vật, bao quy đầu và quy đầu, hậu môn… Các mụn sần sùi này có thể chảy mủ, bốc mùi hôi nếu ấn nhẹ.

– Mụn sùi lây lan dần theo thời gian, tạo thành mảng trông tựa tựa hoa mào gà, gây lở loét và viêm nhiễm.

Nam giới mắc sùi mào gà không sớm điều trị có thể gây ra các bệnh viêm tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo…

Cách điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà với khoai tây

Khoai tây có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm nhờ các loại khoáng chất và vitamin chứa trong đó. Bạn cũng có thể để điều trị sùi mào gà bằng khoai tây. Theo đó, hãy gọt bỏ vỏ và thái khoai tây thành lát mỏng để đắp lên vùng da mắc sùi mào gà.

Ngoài ra bạn cũng có thể thoa một lớp nước ép khoai tây lên vùng da viêm nhiễm hoặc chế biến khoai tây thành món ăn hàng ngày, cũng sẽ có tác dụng.

Chữa trị sùi mào gà tại nhà với giấm táo

Giấm táo có thể bào mòn đi u nhú sùi mào gà vì trong đó có một lượng axit tự nhiên. Trước khi dùng giấm táo bạn hãy vệ sinh khu vực vùng kín sinh dục thật sạch sẽ. Sau đó bạn thấm giấm táo trong 1 miếng bông gòn rồi đắp lên khu vực nổi mụn nhọt. Tuy nhiên giấm táo cũng không thể lạm dụng, bởi tính axit của nó có thể khiến anh em nam giới bị bỏng rát da vùng kín.

Điều trị sùi mào gà với vỏ chuối

Người ta đã nghiên cứu vỏ chuối và thấy rằng trong đó có nhiều chất có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Do đó bạn có thể sử dụng vỏ chuối để cải thiện tình trạng bệnh sùi mào gà tại nhà bằng cách sau:

  • Chà xát vỏ chuối lên khu vực da bị mọc mụn sùi mào gà.
  • Cố định vỏ chuối trên vết thương bằng băng gạc sạch và để qua đêm.

Hãy áp dụng cách này một tuần từ 3 tới 4 lần, sau một thời gian triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm.

Cách điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà với lá trầu không

Lá trầu không có công dụng điều trị các bệnh viêm nhiễm nam khoa cho nam giới. Loại lá này cũng có tác dụng với bệnh sùi mào gà. Cách sử dụng lá trầu không là rửa sạch và giã nát nó. Phần bã lá thu được đem đắp lên vùng da bị nhiễm bệnh, sau đó dùng vải sạch để cố định. Cách này cần được thực hiện từ hai tới ba lần một ngày để thấy hiệu quả.

Cách điều trị sùi mào gà tại nhà sử dụng lá tía tô

Tía tô không chỉ được sử dụng như loại rau ăn mà còn có khả năng kháng khuẩn, kháng virus rất tốt. Vì thế bạn có thể dùng lá tía tô ức chế virus HPV bằng cách sau:

  • Rửa sạch và ngâm lá tía tô trong nước muối nửa tiếng, để ráo nước.
  • Đem lá tía tô đi xay nhuyễn rồi đắp lên khu vực nổi mụn sùi, cố định bằng băng gạc sạch.

Bạn hãy đắp lá tía tô ít nhất hai lần một ngày và duy trì trong thời gian dài. Ngoài ra nếu chế biến lá tía tô vào các món ăn hàng ngày ngày, nó cũng sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên.

Điều trị bệnh sùi mào gà tại nhà bằng nghệ vàng

Trong nghệ vàng có hoạt chất Curcumin. Đây là chất có khả năng ức chế vi khuẩn phát triển, sinh sôi, chống viêm hiệu quả. Bạn cũng có thể sử dụng nghệ vàng để cải thiện bệnh sùi mào gà.

Để thực hiện, bạn hãy trộn bột nghệ vàng với dầu ôliu thật đều. Hỗn hợp thu được đem thoa lên vùng kín sinh dục, nơi xuất hiện mụn sùi sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Đợi một lúc cho hỗn hợp khô đi thì bạn rửa lại vùng kín với nước sạch.

Cách chữa bệnh sùi mào gà tại nhà với tinh dầu tràm trà

Bạn hãy thử xem bản thân có bị dị ứng với tinh dầu tràm trà hay không. Nếu không, có thể sử dụng loại tinh dầu này đem pha loãng để bôi lên khu vực mắc sùi mào gà. Khi đó các tinh chất trong tràm trà sẽ giúp bạn ngăn ngừa và ức chế virus HPV.

Lưu ý: khi nữ giới sử dụng tinh dầu tràm trà chữa sùi mào gà tuyệt đối không được bôi tinh dầu vào bên trong âm đạo.

Cách điều trị sùi mào gà tại nhà với lô hội

Đắp phần thịt lá nha đam nên khu vực viêm nhiễm do bệnh sùi mào gà rồi cố định bằng gạc sạch cũng có thể hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Bởi lẽ các chất trong lá lô hội có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và kích thích làn da tổn thương tái tạo lại. Nếu không muốn đắp thịt lá lô hội, bạn cũng có thể để nấu các món ăn với lô hội để ăn hàng ngày.

Cách chữa trị bệnh sùi mào gà tại nhà với tỏi

Chắc hẳn rất nhiều người biết trong tỏi có chứa các chất kháng sinh tự nhiên. Vì thế, không lạ khi người ta có thể sử dụng tỏi chữa bệnh sùi mào gà. Cách sử dụng tỏi rất đơn giản, bạn có thể giã nát hoặc xay nhuyễn tỏi để đắp lên vùng da tổn thương trong 20 phút. Hoặc bạn cũng có thể uống nước ép tỏi, ăn sống 2 đến 4 tép tỏi hàng ngày đều được.

Chữa trị sùi mào gà với hoa cúc vàng

Hoa cúc vàng có tính hàn, vị ngọt đắng. Nó không chỉ có khả năng giúp bạn giải độc, thanh nhiệt mà còn tiêu viêm và kháng khuẩn. Khi sử dụng hoa cúc vàng chữa sùi mào gà, nó sẽ giúp các nốt mụn nhanh khô và rụng đi.

Cách sử dụng hoa cúc vàng cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần đem một lượng hoa nhất định đi sắc hoặc hãm với nước sôi để uống thay nước lọc hàng ngày.

Cách chữa sùi mào gà bằng đông y

Thuốc đông y rất lành tính, vì chỉ sử dụng các thành phần dược liệu từ thiên nhiên. Vì lẽ đó, nhiều người mắc sùi mào gà thường tìm đến phương pháp đông y để điều trị. Cách chữa sùi mào gà bằng đông y rất đa dạng, Bạn có thể dùng thuốc đắp, thuốc uống hoặc thuốc ngâm rửa đều được.

Bài thuốc đông y chữa sùi mào gà dạng ngâm rửa

Dùng thuốc đông y ngâm rửa chữa sùi mào gà sẽ giúp người bệnh giảm ngứa ngáy, sưng đau, làm dịu triệu chứng bệnh. Một trong những bài thuốc nổi tiếng nhất là sử dụng hoa cúc vàng.

Theo đó, bạn hãy chuẩn bị 30g hoa cúc vàng, 30g bản lam căn. Thêm 15g nga truật và 20 gam mỗi loại gồm địa phu tử, khô phàn, mộc tặc. Đem tất cả các nguyên liệu này vào đun cùng nước để ngâm rửa vùng kín hàng ngày.

Bài thuốc đông y chữa sùi mào gà dạng đắp

Một bài thuốc đông y chữa sùi mào gà dạng đắp phổ biến là sử dụng hoàng kỳ, hoàng bá, khổ sâm, ý dĩ với lượng bằng nhau. Các nguyên liệu này đem sấy khô, sau đó tán thành bột. Khi sử dụng, đắp khoảng 1 gam thuốc lên vùng da bị bệnh và cố định bằng băng gạc. Bệnh sẽ thuyên giảm khi áp dụng cách này thường xuyên.

Bài thuốc đông y chữa sùi mào gà dạng uống

Một trong những bài thuốc đông y chữa sùi mào gà dạng uống thường dùng mà bạn có thể tham khảo là:

Chuẩn bị: Đại thanh diệp và ý dĩ mỗi loại 20g. Tỳ giải, rau sam, thương truật, hoàng bá, từ thảo mỗi loại 15g. Thông thảo 10g, thổ phục linh 30g, đan bì 12g.

Bài thuốc được thực hiện bằng cách sắc tất cả thảo dược vào cùng nước, mỗi ngày dùng đều đặn một thang thuốc để thấy hiệu quả.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các cách điều trị sùi mào gà tại nhà phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên đây chỉ là các phương pháp dân gian có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh tạm thời. Hơn nữa, hiệu quả của chúng còn chưa được khoa học nghiên cứu kỹ. Vì lý do đó, bạn nên thận trọng trước khi áp dụng từng cách chữa. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ càng!