5 CÁCH CHỮA VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TẠI NHÀ HIỆU QUẢ

Ngày đăng: 7.12.2021

Tư vấn y khoa: Bs Đặng Tuấn Trình

Viêm đường tiết niệu có thể gây biến chứng ảnh hưởng chức năng bàng quang, thận, và lây sang tinh hoàn, tuyến tiền liệt gây suy giảm chất lượng tinh trùng. Nhiều anh em áp dụng một số cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà khi ngần ngại đến phòng khám, bệnh viện. Vậy những cách chữa viêm đường tiết niệu ở nam tại nhà có hiệu quả không?

Viêm đường tiết niệu nam là tình trạng hệ thống tiết niệu (niệu đạo, bàng quang, thận) bị viêm nhiễm do nhiễm khuẩn như vi khuẩn E.coli, vi khuẩn lậu, tạp khuẩn…

Khi bị viêm đường tiết niệu, anh em thường có biểu hiện:

– Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều, tiểu nhiều nhưng ít nước.

– Đau buốt dọc niệu đạo từ khi đi tiểu đến ngưng tiểu.

– Sưng tấy dương vật, căng tức bàng quang.

– Đau khi quan hệ, xuất tinh đau, mệt mỏi, chán nản, chán ăn…

Cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà

Trường hợp nhẹ thì anh em có thể áp dụng những cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà phù hợp.

Dưới đây là một số cách chữa viêm đường tiết niệu ở nam tại nhà mà anh em có thể tham khảo:

Chữa viêm đường tiết niệu bằng râu ngô

Râu ngô thì chắc hẳn ai cũng biết, nó là nhiều sợi nhỏ trắng và nâu nhung ở đầu bắp ngô. Râu ngô chữa nhiều loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, lợi tiểu, tan sỏi, điều trị viêm đường tiết niệu.

Cách làm: Chuẩn bị 100gr râu ngô, rửa sạch và đun với 1 lít nước. Đun khoảng 10-15 phút. Chia thành uống đều đặn 2 lần/ngày. Uống buổi sáng sẽ giúp cơ thể thanh lọc niệu đạo, thận sạch sẽ, ngăn ngừa sự đóng cặn và đào thải độc tố ra ngoài cơ thể.

Râu ngô

Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu

Một trong những cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản tại nhà là sử dụng lá trầu không.

Cách làm: Chuẩn bị 7-10 lá trầu không, rửa với nước muối. Vò nhẹ lá trầu, đun sôi với 2 lít nước sau đó cho lá trầu vào đun thêm 5 phút. Đổ nước ra, pha thêm 1 ít nước lã cho ấm dùng để rửa “cậu nhỏ”, bìu tinh hoàn…

Tỏi chữa viêm đường tiết niệu

Tỏi là gia vị giúp món ăn trở nên ngon miệng, và đây cũng là vị thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh nhẹ như cảm cúm, viêm nhiễm. Tỏi chữa nhiều kháng sinh, tinh dầu tỏi giàu glycogen giúp diệt khuẩn, chống viêm, sát trùng.

Cách dùng: Anh em có thể ăn 3-4 tép tỏi sống trong vài ngày hoặc chế biến trong các món ăn hàng ngày. Anh em nên thái lát mỏng tỏi, để ngoài 15 phút sẽ giúp tạo thành chất chữa bệnh, trong đó có chống nguy cơ ung thư.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng nha đam

Nha đam có tính sát khuẩn, ức chế quá trình sản xuất axit, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Cách làm: Sử dụng thịt bên trong lá (không dùng lớp vỏ và nhựa), xay lấy nước uống 2 ngày/lần.

Nha đam

Chữa viêm đường tiết niệu bằng thảo dược khác

– Rau diếp cá: Anh em có thể dùng rau diếp cá để ăn sống hoặc xay lấy nước uống hàng ngày. Những người không chịu được mùi tanh thì có thể pha thêm đường cho dễ uống.

– Lá trà xanh: Trà xanh có tính sát khuẩn, lợi tiểu và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Anh em có thể đun nước uống hằng ngày. Những người mắc bệnh tim mạch, dạ dày, cao huyết áp, mất ngủ thì không nên sử dụng nước trà xanh.

– Ngải cứu:  Ngải cứu có tính dược liệu cao nên anh em cần lưu ý khi sử dụng với liều lượng phù hợp. Anh em chuẩn bị ngải cứu, cỏ seo gà, rễ cỏ tranh, mỗi loại 15g. Trộn đều tất cả đun sôi với lượng nước vừa đủ, sau đó chắt nước pha với mật ong để cho dễ uống.

Lưu ý: Các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà chỉ mang tính chất tham khảo. Anh em nên hỏi ý kiến bác sĩ [TẠI ĐÂY] trước khi thực hiện nhé.

Chữa viêm đường tiết niệu bằng đông y

Chữa viêm đường tiết niệu bằng đông y có thể dựa theo triệu chứng để bác sĩ kê đơn bốc thuốc nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Dưới đây là một số bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả:

– Chứng tiểu rắt: Anh em chuẩn bị mã đề, quả địa phu, rễ cỏ tranh, thân cù mạch, ké đầu ngựa, sa nhân, tì giải,..cho vào ấm, đun với 1-1,5 lít nước.  Đun sôi đến khi còn 300ml nước thì dừng lại. Uống mỗi ngày 1 lần, uống hết trong ngày.

– Chứng khó tiểu: Anh em chuẩn bị rễ cỏ tranh, cam thảo đất, rễ cây hướng dương, cầu tích, tì giải, lá diếp cá. Cho vào ấm nước đun sôi 30 phút. 1 thang/1 lần/1 ngày, uống 3 lần/ngày.

– Chứng tiểu ra máu: Anh em chuẩn bị kim tiền thảo, trắc bách diệp, cam thảo, tiểu kế, ngưu tất, xa tiền tử…Sắc với lượng nước vừa đủ khoảng 20 phút. Để nguội uống 3 lần/ngày.

– Chứng tiểu không tự chủ: Anh em chuẩn bị kim tiền thảo, râu ngô đun với nước vừa đủ. Mỗi ngày uống 1 thang.

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?

Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?

Khi bị viêm đường tiết niệu, anh em nên:

– Uống đủ nước, uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày sẽ giúp hệ thống bàng quang, niệu đạo và thận hoạt động tốt hơn, đồng thời giúp thải độc ra ngoài qua tuyến mồ hôi, bài tiết nước tiểu.

– Uống nước ép hoa quả như cam, táo, dưa hấu, mãng cầu…sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, lợi tiểu.

– Anh em nên dùng sữa chua và các sản phẩm từ sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Sử dụng rau sạch, hoa quả tươi là nguồn cung cấp các loại vitamin tốt cho cơ thể.

Bên cạnh đó, anh em nên kiêng bia rượu, thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến quá trình phục hồi hệ bài tiết. Kiêng quan hệ tình dục để ngăn ngừa lây nhiễm cho bạn tình.

Viêm đường tiết niệu mức độ nhẹ có thể điều trị bằng thuốc. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, giảm đau, lợi tiểu và giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Đối với mức độ nặng gây tắc nghẽn đường tiểu, có sỏi trong thận, bàng quang sẽ nhờ đến can thiệp ngoại khoa.

Anh em có thể đến các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Thanh Nhàn, Quân đội 108 hoặc phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội để khám và điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả. Phòng khám được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động các dịch vụ khám chữa bệnh nam phụ khoa, bệnh xã hội, tiết niệu, kế hoạch hóa gia đình…

Anh em liên hệ tư vấn 24/24 giờ:

– Gọi tổng đài 24/24 giờ 02437.152.152

– Hoặc, tránh phát sinh chi phí cuộc gọi, các bạn để SĐT tại [tư vấn trực tuyến], đội ngũ bác sĩ tư vấn sẽ hỗ trợ thông tin kịp thời, nhanh chóng.

Địa chỉ: Phòng khám tại 152 Xã Đàn, Q.Đống Đa, Hà Nội.