Bệnh giang mai là gì? 

Ngày đăng: 19.06.2021

Tư vấn y khoa: Bs Nguyễn Kiếm

Bệnh giang mai nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng lên hệ thần kinh, tim mạch, biến chứng thai nhi… Những hệ lụy do căn bệnh này gây ra có thể kéo dài nhiều năm về sau. Vì vậy phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị thích hợp là rất quan trọng. Vậy bệnh giang mai là gì? Bệnh giang mai có triệu chứng như thế nào? Phương pháp điều trị bệnh giang mai ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điều này trong nội dung sau đây.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là bệnh hoa liễu do xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra. Nó gây bệnh chủ yếu ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên khi phát triển nặng, nó sẽ xâm nhập vào nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả tim và não.

Bệnh giang mai là một bệnh xã hội xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Bất cứ ai có quan hệ tình dục không an toàn đều có thể mắc bệnh. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề, nguy hiểm nhất là tử vong. Do đó tìm hiểu kiến thức về căn bệnh này là rất quan trọng.

Bệnh giang mai

Giang mai lây qua đường nào 

Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tuy nhiên bệnh cũng lây nhiễm qua các con đường khác.

Những cách khiến bạn bị mắc bệnh giang mai là:

Tiếp xúc tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn chiếm đến 95% các nguyên nhân gây bệnh giang mai. Quan hệ qua đường âm đạo, đường hậu môn hay đường miệng đều có thể mắc căn bệnh này.

Lây qua đường máu

Khi phát triển đến một mức độ nhất định, xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào đường máu. Do đó, việc sử dụng chung bơm kim tiêm không an toàn hoặc bị dính máu vào vết thương hở sẽ có nguy cơ lây bệnh. Còn việc truyền máu thì rất an toàn vì trước khi sử dụng bác sĩ đã kiểm tra.

Tiếp xúc ngoài da

Con đường lây bệnh giang mai tiếp theo là do tiếp xúc ngoài da. Việc này xảy ra do bị dính máu hoặc dịch sinh dục lên vết thương hở.

Truyền từ mẹ sang con

Mẹ bầu mang thai bị mắc bệnh giang mai sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm cho con, bắt đầu từ tháng tư thai kỳ. Hoặc khi thai nhi sinh qua đường âm đạo sẽ dính dịch sinh dục của người mẹ và mắc bệnh giang mai.

Triệu chứng bệnh giang mai

Bệnh giang mai ở nữ giới thường xuất phát từ niêm mạc môi lớn, môi bé hoặc mép âm đạo. Còn bệnh giang mai ở nam giới thường xuất hiện ở quy đầu, bao quy đầu và thân dương vật.

Bệnh giang mai ở nam giới

Xoắn khuẩn giang mai sẽ ủ bệnh từ 3 đến 90 ngày, sau đó sẽ xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Ban đầu người bệnh sẽ có những vết loét nhỏ trên da. Các vết loét này có hình tròn còn được gọi là săng giang mai. Ban đầu các vết loét này không gây đau hoặc ngứa ngáy.

Theo thời gian, các vết loét to dần và có màu đỏ hoặc màu nâu. Chúng xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Vết loét có thể bị mưng mủ, chảy nước, gây đau đớn cho người bệnh. Khi đó, người bệnh có thể cảm thấy bị sốt đau nhức đau cơ.

Bệnh giang mai ở chân tay

Nếu không điều trị triệt để, xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể để và gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Giai đoạn này có thể xuất hiện rất lâu sau khi nhiễm bệnh lên tới 20 – 30 năm. Xoắn khuẩn giang mai sẽ tấn công vào não, tim, nội tạng và gây ra những biến chứng khôn lường như:

+ Liệt người

+ Mù lòa, điếc

+ Mất trí nhớ

+ Loạn thần kinh

Bệnh giang mai có nguy hiểm không?

Bệnh giang mai càng để lâu càng phát triển mạnh và gây ra những biến chứng khôn lường. Khi giang mai xâm nhập vào các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ gây ra những biến chứng như sau:

+ Gây ra các vấn đề về thần kinh: Khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào hệ thần kinh, nó khiến người bệnh bị trầm cảm,rối loạn tâm thần, ảo giác, sa sút trí tuệ.

+ Ảnh hưởng đến xương khớp: Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào hệ xương khớp sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nặng nề, khiến người bệnh tàn tật bại liệt hoặc liệt toàn thân.

+ Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: Những biến chứng có thể gặp phải là viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, tắc nghẽn động mạch, hở van tim

+ Làm suy giảm thị lực: Người bệnh nhìn kém, thậm chí có nguy cơ mù lòa

+ Gây ra những biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai sẽ dễ bị sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Trẻ sinh ra cũng có thể mắc bệnh giang mai.

+ Nguy hiểm nhất là gây tử vong.

Cách điều trị bệnh giang mai

Nếu thấy những biểu hiện của bệnh giang mai, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để xác định chính xác bệnh. Biện pháp để xét nghiệm là: xét nghiệm máu, xét nghiệm từ vết loét, xét nghiệm dịch não tủy. Trong đó, xét nghiệm dịch não tủy được thực hiện để để tìm hiểu những biến chứng giang mai gây ra cho hệ thần kinh.

Sau khi biết được tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị như sau:

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Bệnh giang mai ở giai đoạn đầu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt xoắn khuẩn gây bệnh. Thuốc thường được dùng ở dạng tiêm tĩnh mạch. Người bệnh chỉ cần tiêm một liều duy nhất. Bệnh ở giai đoạn cuối thì có thể phải tiêm ít nhất 10 ngày.

Điều trị giang mai bằng liệu pháp kích thích miễn dịch

Nếu bệnh giang mai phát triển mạnh và gây ra nhiều biến chứng thì áp dụng phương pháp kích hoạt miễn dịch để điều trị. Đây là biện pháp giúp hệ miễn dịch của người bệnh tăng lên để ngăn ngừa những tổn thương và hạn chế sự phát triển của xoắn khuẩn.

Phương pháp kích thích miễn dịch cho hiệu quả điều trị giang mai tối ưu. Cơ quan bị tổn thương nhanh chóng phục hồi và hạn chế biến chứng.

Cách phòng tránh bệnh giang mai

Ngay cả sau khi điều trị khỏi thì người bệnh vẫn có thể bị tái phát nếu không có áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Vì vậy, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

+ Trước tiên cần điều trị triệt để cho cả bạn và cả bạn tình để ngăn ngừa lây nhiễm chéo.

+ Trong thời gian điều trị bệnh, tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục

+ Sử dụng bao cao su khi quan hệ để ngăn ngừa bệnh giang mai cũng như các bệnh xã hội khác

+ Về lâu dài nên chung thủy với một bạn tình hoặc quan hệ một vợ một chồng. Đây là biện pháp tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh xã hội.

+ Chăm sóc sức khỏe thật tốt để nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.

+ Để phòng ngừa bị nhiễm giang mai cho trẻ sơ sinh, hãy khám sức khỏe trước và trong thời gian mang thai.

Tóm lại bệnh giang mai là một bệnh xã hội nguy hiểm mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải nếu quan hệ không an toàn. Vì vậy, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh giang mai và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.