Bà bầu ăn sứa được không?

Ngày đăng: 25.03.2021

Tư vấn y khoa: Bs Trần Văn Vỵ

Các món ăn làm từ sứa thường có vị thanh mát, lạ miệng và dễ ăn do đó được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nhiều người băn khoăn liệu bà bầu ăn sứa được không? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để giải đáp thắc mắc này! 

bà bầu ăn sứa

Bà bầu ăn sứa được không?

Theo các chuyên gia, sứa biển là loại thực phẩm chứa nhiều thành phần chất có lợi cho sức khỏe. Đông y thường sử dụng sứa như một loại thuốc có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, hóa đàm, thanh nhiệt, khu phong, chống đầy bụng, trị ho suyễn, hạ huyết áp, chống viêm loét dạ dày…

Khoa học hiện đại cũng chứng minh trong sứa biển chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Cụ thể trong 100g sứa biển có các thành phần như sau:

– Chất đạm 12,3 gam

– Chất béo 0,1 gam

– Chất đường 3,8 gam

– Canxi 182 miligam

– Sắt 9,5 mg

– Kali 160 mg

– Magie 124 mg

– Natri 235 mg

– Photpho 30mg

Không những thế trong sứa còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin E, vitamin B, vitamin A, vitamin D…

Các chất dinh dưỡng kể trên đều có lợi cho sức khỏe con người. Vì thế mẹ bầu có thể ăn sứa trong thời gian thai kỳ để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Theo các chuyên gia, trong xúc tu sứa biển cũng chứa độc tố. Lượng độc này giúp sứa biển có thể săn mồi cũng như tự vệ. Do đó để ăn sứa biển, mẹ bầu cần chú ý trong khâu chế biến. Việc chế biến sứa không cẩn thận có thể khiến mẹ bầu bị ngộ độc hoặc dị ứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bà bầu có ăn được nộm sứa không?

nộm sứa

Các chuyên gia cho rằng nộm sứa là một món ăn dễ ăn và không gây ngán. Đặc biệt vào mùa hè, đây là món thanh nhiệt, rất tốt cho cơ thể. Do đó bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng nộm sứa trong thai kỳ. Tuy nhiên khi ăn mẹ bầu cũng cần ăn chừng mực và ăn đúng cách.

Bà bầu ăn sứa có tác dụng gì?

Việc ăn sứa có thể đem lại những tác dụng sau cho sức khỏe bà bầu:

Bổ sung selenium cho cơ thể

Selenium là một chất quan trọng tham gia vào hoạt động của tuyến giáp, đồng thời cũng tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài ra selenium còn giúp bạn ngăn ngừa một số căn bệnh như bệnh ung thư, bệnh tim mạch… Vì thế mẹ bầu khi bổ sung selenium qua sứa sẽ giúp thai kỳ trở nên khỏe mạnh hơn.

Điều trị bệnh phổi và viêm phế quản

Sức đề kháng của mẹ bầu thường suy giảm trong thời kỳ mang thai. Việt ăn sứa biển có thể giúp bạn nâng cao sức đề kháng. Song song với đó, các thành phần trong sứa biển cũng giúp bạn phòng ngừa và điều trị các bệnh như viêm phế quản, bệnh về phổi, ho đờm…

Cung cấp collagen

Trong sứa biển chứa rất nhiều collagen. Đây là chất tham gia vào cấu trúc của xương da, mô gân. Do đó mẹ bầu khi ăn sứa biển sẽ giúp vết thương chóng lành, giảm đau khớp, làm đẹp da…

Không những thế, lượng đường trong máu có thể giảm nhờ sự có mặt của collagen. Đây là loại món ăn thích hợp với những mẹ bầu bị cao huyết áp trong thai kỳ, giúp ổn định huyết áp trở lại.

Lợi sữa

Theo nghiên cứu, các chất dinh dưỡng chứa trong sứa biển có thể giúp mẹ bầu kích thích tuyến sữa hoạt động trong những tháng cuối thai kỳ. Đây là cách để mẹ bầu chuẩn bị nguồn sữa cho con yêu trước khi bé chào đời.

Bà bầu ăn sứa cần lưu ý gì?

Trong sứa biển có rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu không biết cách chế biến thì món ăn này có thể gây hại cho bạn. Vì thế mẹ bầu cần lưu ý những điều dưới đây trong quá trình nấu nướng và chế biến sứa:

– Tuyệt đối không sử dụng sứa tươi chưa được chế biến kỹ càng, đồng thời tránh xa các món gỏi sứa. Đối với mẹ bầu, tốt nhất nên ăn sứa đã được nấu chín. Nhờ đó bạn sẽ giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc cho cơ thể.

– Cần chọn mua sứa ở những nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, có uy tín… Bạn cũng nên chọn những con sứa giữ được màu trắng sữa nguyên vẹn. Cần tránh xa loại sứa đã chuyển màu nâu, bởi đây là sứa có dấu hiệu hư hỏng.

– Trong mùa sứa biển sinh sản bạn không nên mua sứa về ăn. Bởi lẽ đây là giai đoạn mà trong sứa thường chứa nhiều độc tố.

– Bạn cần chế biến sứa một cách kỹ càng. Cụ thể trước khi chế biến, phải ngâm sứa trong nước muối và phèn 3 lần nhằm loại bỏ hàm lượng nhôm cũng như những độc tố chứa trong sứa.

chế biến sứa

– Khi mẹ bầu ăn sữa lần đầu, bạn nên ăn trước một miếng để thử xem cơ thể có phản ứng gì không. Nếu không thấy dị ứng bạn có thể ăn tiếp. Nhưng nếu thấy có triệu chứng dị ứng thì cần dừng lại ngay, sau đó di chuyển đến cơ sở y tế để kiểm tra.

– Ngay cả khi không bị dị ứng, mẹ bầu cũng chỉ nên ăn với số lượng nhất định, không ăn quá nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con.

Qua bài viết trên bạn đã biết bà bầu ăn sứa được không và những lưu ý xung quanh việc ăn sứa. Đây là một món ăn giàu dinh dưỡng nhưng cũng ẩn chứa nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó mẹ bầu luôn cần chú ý đến quy trình chế biến và bảo quản món ăn này.