Viêm bao quy đầu ở trẻ em do nguyên nhân gì? Điều trị thế nào?

Ngày đăng: 16.04.2021

Tư vấn y khoa: Bs Đặng Tuấn Trình

Viêm bao quy đầu ở trẻ em là bệnh lý phổ biến. Khi bị bệnh, bao quy đầu của trẻ sưng lên, đỏ tấy, nóng rát và gây tiểu buốt. Trẻ có biểu hiện bứt rứt khó chịu, quấy khóc nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Do đó nguyên nhân và phương pháp điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm. Bạn hãy đọc bài viết này để tìm hiểu nhé.

Bệnh lý viêm bao quy đầu ở trẻ em

Viêm bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp da bao phủ đầu dương vật. Bệnh không chỉ xuất hiện ở nam giới trưởng thành mà còn xảy ra với trẻ em nam.Đây là bệnh lý phổ biến ở nam giới và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Nam giới trưởng thành có nguy cơ viêm bao quy đầu cao hơn vì có hoạt động quan hệ tình dục.

Viêm bao quy đầu ở trẻ em

Một số trường hợp trẻ em nam bị viêm bao quy đầu, thậm chí xuất hiện viêm bao quy đầu ở trẻ sơ sinh. Trong đa số trường hợp, nguyên nhân của bệnh là do thói quen vệ sinh hàng ngày. Cha mẹ cần chú ý các triệu chứng bất thường ở trẻ để thăm khám, điều trị kịp thời.

Bệnh lý viêm bao quy đầu có các dấu hiệu rõ ràng và dễ nhận biết. Tuy nhiên do độ tuổi và nhận thức nên trẻ thường không tự mình phát hiện bệnh hoặc xấu hổ nên không nói với cha mẹ. Do đó cha mẹ cần trò chuyện với trẻ hoặc chú ý các dấu hiệu bất thường để có biện pháp điều trị bệnh từ sớm. Từ đó tránh các ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh lý, bảo đảm sức khỏe cho trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em

Một số nguyên nhân phổ biến gây viêm bao quy đầu ở trẻ em như:

Tình trạng hẹp bao quy đầu bẩm sinh

Khi mới sinh, bao quy đầu của trẻ dính liền với đầu dương vật để bảo vệ quy đầu khỏi những tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, cọ xát. Bao quy đầu và đầu dương vật sẽ dần tách ra khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên bao quy đầu che phủ đầu dương vật cũng gây khó khăn khi vệ sinh dương vật cho trẻ. Nước tiểu và cặn bẩn có thể tích tụ ở đầu dương vật, tạo điều kiện thuận lơi cho vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập, sinh sôi, gây viêm nhiễm.

Viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ có thể do hẹp bao quy đầu

Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ

Một số trường hợp bé bị viêm bao quy đầu do nguyên nhân cha mẹ không vệ sinh dương vật cho trẻ thường xuyên. Khi đó cặn bẩn và bựa sinh dục dễ tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập, gây bệnh lý viêm bao quy đầu.

Bên cạnh đó, trẻ thường xuyên chơi ở ao hồ, sông suối, nước bẩn cũng có nguy cơ cao bị viêm bao quy đầu.

Dấu hiệu viêm bao quy đầu ở trẻ em

Viêm bao quy đầu là bệnh lý ngoài da, do đó cha mẹ chỉ cần chú ý sẽ dễ dàng nhận ra các biểu hiện bất thường ở vùng kín của trẻ. Một số triệu chứng của bệnh như:

+ Vùng da bao quy đầu bị sưng tấy, nổi mẩn đỏ

+ Ở lỗ sáo và rãnh quy đầu xuất hiện một lớp cặn bẩn màu trắng đục. Lớp cặn bẩn này sờ vào thấy sạn như vôi và có mùi hôi khó chịu.

+ Khi đi tiểu trẻ có cảm giác đau buốt. Do đó trẻ ngại đi tiểu, thậm chí kêu khóc mỗi lần đi.

+ Trẻ có thể bị ngứa ở bao quy đầu nên có biểu hiện gãi bằng tay

+ Sốt, quấy khóc

+ Một số trường hợp nước tiểu của trẻ có thể lẫn máu.

Đây là dấu hiệu bệnh lý viêm bao quy đầu đã ở giai đoạn nặng, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tác hại của bệnh lý viêm bao quy đầu ở trẻ em

Cha mẹ cần chú ý những biểu hiện bất thường của trẻ để phát hiện sớm bệnh lý viêm bao quy đầu cũng như những bệnh lý nam khoa khác. Nếu không điều trị kịp thời, các bệnh này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, ảnh hưởng đến sinh lý khi trẻ lớn lên, thậm chí gây hại đến sức khỏe sinh sản.

Theo bác sĩ Sướng, viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển ở bộ phận sinh dục của trẻ

Một số tác hại của bệnh viêm bao quy đầu ở trẻ em như:

+ Gây tình trạng tiểu đau, tiểu rát, ngứa ngáy khó chịu cho trẻ. Từ đó trẻ mệt mỏi, chán ăn, suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

+ Bệnh ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ sợ đi tiểu và đau đớn nên dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi.

+ Tình trạng viêm nhiễm có thể biến chứng gây nhiễm trùng đường tiết niệu, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của trẻ khi lớn lên.

Phương pháp điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em

Khi nhận thấy những triệu chứng bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám, điều trị tại cơ sở y tế. Điều này sẽ giúp trẻ tránh những đau đớn, khó chịu, tổn thương tâm lý do tình trạng viêm nhiễm gây ra. Bên cạnh đó, chức năng sinh lý và sinh sản của trẻ cũng không bị ảnh hưởng khi trưởng thành.

Có nhiều cách xử trí viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ khác nhau

Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân gây bệnh và mức độ của bệnh. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như:

Do vệ sinh không sạch sẽ

Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến là thuốc kháng sinh, tiêu viêm. Thuốc có thể ở dạng uống hoặc rửa nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh, giảm sưng và đau cho trẻ. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em.

Trẻ còn nhỏ do đó cha mẹ cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ cần lưu ý không tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc tự ý đổi loại thuốc khác, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ hoặc khiến bệnh nặng thêm.

Do dài, hẹp bao quy đầu

Bác sĩ sẽ điều trị tình trạng viêm nhiễm bằng thuốc trước. Khi sức khỏe của trẻ đã ổn định, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu. Đây là một tiểu phẫu đơn giản, thực hiện nhanh nhằm giúp điều trị dứt điểm tình trạng viêm, tránh tái phát nhiều lần. Do đó cha mẹ không cần lo lắng.

Nếu trẻ bị hẹp hoặc dài bao quy đầu mà chưa đến 8 tuổi thì không thực hiện cắt bao quy đầu được. Trường hợp này cha mẹ sẽ được hướng dẫn nong bao quy đầu cho trẻ tại nhà bằng tay.

Theo chuyên gia, cha mẹ không nên tự tìm cách chữa viêm bao quy đầu ở trẻ em tại nhà. Nếu sử dụng loại thuốc hoặc liều lượng không phù hợp sẽ dễ gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bệnh viêm bao quy đầu kéo dài cũng có thể xảy ra biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Phương pháp phòng tránh viêm bao quy đầu ở trẻ em

Viêm bao quy đầu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ. Tuy nhiên cha mẹ có thể giúp trẻ phòng tránh bệnh lý này nếu thực hiện một số lưu ý như:

+ Hướng dẫn trẻ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày. Nếu trẻ còn nhỏ, cha mẹ cần nhẹ nhàng vệ sinh dương vật cho trẻ.

+ Nếu trẻ còn sử dụng bỉm, cha mẹ chú ý thay bỉm cho trẻ thường xuyên, vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ rồi lau khô bằng khăn mềm.

+ Không để trẻ chơi, tắm ở ao hồ ô nhiễm.

+ Không sử dụng sản phẩm vệ sinh cá nhân có chất tẩy rửa mạnh.

Nếu trẻ bị dài hoặc hẹp bao quy đầu, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thực hiện cắt bao quy đầu, tránh nguy cơ viêm nhiễm. Nếu trẻ chưa đến 8 tuổi thì cha mẹ thực hiện lột bao quy đầu cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Như vậy, bài viết đã cung cấp các thông tin như hình ảnh viêm bao quy đầu ở trẻ em, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị. Cha mẹ hãy đưa trẻ đi thăm khám sớm khi có dấu hiệu bất thường để phát hiện bệnh lý và điều trị hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.