Tổng quan về bệnh chlamydia: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Ngày đăng: 3.04.2021
Tư vấn y khoa: Bùi Ngọc Lâm
Chlamydida là một căn bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục xảy ra ở nhiều nữ giới. Đặc biệt bệnh lý này có thể gây ra một loạt các biến chứng nghiêm trọng như viêm cổ tử cung xuất tiết, dính tắc vòi trứng, thậm chí là ung thư cổ tử cung… Để giúp các chị em hiểu rõ hơn bệnh lý này và áp dụng các cách phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin tổng quan về bệnh chlamydia ở nữ giới, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.
Bệnh chlamydia là gì?
Bệnh chlamydia là một căn bệnh nhiễm khuẩn lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Tác nhân chính gây ra bệnh lý này là vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
Theo các nhà khoa học, vi khuẩn Chlamydia là dạng vi khuẩn nội tế bào do không có khả năng tổng hợp các hợp chất có năng lượng phân tử cao như ATP hay GTP. Hiện nay, loại vi khuẩn này có ba biến thể sinh học có biểu hiện lâm sàng và sinh học khác nhau. Trong đó, có biến thể chuyên gây bệnh ở đường sinh dục người.
Chlamydia được xem là căn bệnh thầm lặng vì có đến 50 – 70% người bệnh không có các triệu chứng điển hình khi mắc bệnh. Với nữ giới, đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm bởi nó có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và cả khả năng sinh sản.Do đó, việc tìm hiểu các thông tin tổng quan về bệnh chlamydia là điều cần thiết.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Chlamydia
Bệnh Chlamydia rất khó để phát hiện, nhất là ở giai đoạn đầu tiên vì các triệu chứng bệnh rất kín đạo, nhẹ hoặc không quá rõ ràng. Theo thống kê, trung bình mỗi năm có tới 7 triệu người mắc mới bệnh chlamydia mà không biết là mình đã mắc bệnh. Những dấu hiệu này chỉ thực sự dễ nhận biết khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cấp tính.
Thông thường tỷ lệ nữ giới bị viêm âm đạo do Chlamydia là khoảng 25 – 50%. Và các triệu chứng bệnh thường xuất hiện trong khoảng 1- 3 tuần sau khi lây nhiễm, gồm:
– Nhiễm trùng cổ tử cung và niệu đạo
– Âm đạo tiết dịch nhiều bất thường, có màu sắc lạ (vàng nhạt hoặc trắng đục)
– Ngứa vùng kín dữ dội
– Có cảm giác đau rát khi đi tiểu
– Sau khi quan hệ thường bị đau âm ỉ
– Chảy máu vùng kín bất thường khi nhiễm trùng lây lan lên ống dẫn trứng
– Đau bụng dưới, cơn đau có thể lan tới vùng thắt lưng, lưng
– Buồn nôn, sốt cao
– …
Con đường lây nhiễm Chlamydia
Chlamydia là căn bệnh lây truyền chủ yếu qua đường quan hệ tình dục không an toàn dưới mọi hình thức: âm đạo, hậu môn hay đường miệng.
Điều này có nghĩa là tất cả những người có hoạt động tình dục thì đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Chlamydia. Tuy nhiên trong đó những đối tượng sau đây có nguy cơ bị Chlamydia cao hơn cả:
– Người có nhiều bạn tình
– Phụ nữ trẻ, cổ tử cung chưa hoàn toàn trưởng thành, sinh hoạt tình dục sớm
– Người có quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su.
– Người mắc căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khác hoặc HIV/AIDS.
Ngoài lây truyền qua đường tình dục, bệnh Chlamydia còn lây nhiễm theo một số con đường khác như:
– Lây từ mẹ sang con qua nhau thai hay trong quá trình sinh nở ở âm đạo
– Lây nhiễm gián tiếp từ việc sử dụng các vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần lót… với người mắc bệnh
– Lây nhiễm từ nguồn nước ô nhiễm, kém vệ sinh (ít xảy ra)
Bệnh Chlamydia nguy hại như thế nào?
Các chuyên gia sản phụ khoa luôn khuyến cáo nữ giới nên thận trọng với các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như Chlamydia. Bởi trên thực tế khi bị lây nhiễm vào cơ thể và không được phát hiện, chữa trị kịp thời,tổng quan về bệnh chlamydia có thể gây nhiều biến chứng nguy hại như:
– Gây các triệu chứng viêm niệu đạo như tiểu khó, tiểu rắt, đau khi đi tiểu, tiết dịch niệu đạo…
– Gây viêm vùng chậu, tăng nguy cơ đau vùng chậu mạn tính, thai ngoài tử cung hay vô sinh.
– Gây dính và bít tắc tử cung, buồng trứng, vòi trứng và các bộ phận xung quanh hệ sinh sản.
– Dẫn tới hội chứng reiter bao gồm các triệu chứng như mắt đỏ, viêm khớp, các vấn đề về tiết niệu…
– Tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS trong trường hợp bị phơi nhiễm
– Dẫn tới ung thư cổ tử cung
– Lây nhiễm mầm bệnh sang cho thai nhi khi mang thai. Trẻ sau sinh có nguy cơ bị viêm phổi, mù lòa, nhiễm trùng mắt…
Phương pháp chẩn đoán bệnh Chlamydia
Như đã nói ở trên, hình ảnh bệnh Chlamydia rất khó để nhận biết vì các triệu chứng bệnh không quá rõ rệt. Bởi vậy để xác định được bản thân có mắc phải bệnh lý này hay không, các chị em cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra. Bệnh càng được phát hiện sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao và giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, để chẩn đoán bệnh Chlamydia, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:
– Nuôi cấy phân lập
– Phương pháp miễn dịch gắn men (EIA)
– Kháng thể huỳnh quang trực tiếp (DFA)
– Phản ứng chuỗi PCR (Polymerase), LCR (Ligase chain reaction) và TMA
Ngoài ra, người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý, thói quen sinh hoạt tình dục, tình trạng sức khỏe… để giúp cho việc chẩn đoán bệnh được chính xác. Với các trường hợp được chẩn đoán mắc Chlamydia thì sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp kết hợp điều trị dự phòng cho người nhiễm bệnh và bạn tình để đề phòng nguy cơ tái phát.
Nữ giới mang thai bị Chlamydia cần được xét nghiệm thường xuyên trong suốt quá trình mang thai để sàng lọc bệnh và chữa trị kịp thời.
Cách điều trị bệnh Chlamydia hiệu quả
Chlamydia có chữa được không? Câu trả lời là có. Để việc chữa trị bệnh Chlamydia đạt hiệu quả cao, đòi hỏi người bệnh cần chủ động thăm khám sớm, ngay khi phát hiện ra những triệu chứng đầu tiên nghi ngờ mắc bệnh.
Hiện nay, phương pháp chữa Chlamydia chủ yếu là sử dụng thuốc kháng sinh. Căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng trường hợp và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phác đồ điều trị với các loại thuốc chữa bệnh chlamydia phù hợp. Giúp mang đến hiệu quả chữa trị tốt nhất.
+ Với những trường hợp Chlamydia không gây biến chứng ở niệu đạo, cổ tử cung hay trực tràng thì thường kết hợp nhóm thuốc uống sau:
– Azithromycin: Dùng 1 liều duy nhất
– Doxycyclin: Ngày uống 2 viên, liên tục trong 7 ngày
– Tetracyclin: Mỗi ngày uống 1g, dùng trong 7 ngày
– Erythromycin: Mỗi ngày uống 500mg, tương đương 4 viên, liên tục trong 7 ngày
– Ofloxacin: Mỗi ngày uống 2 lần/200mg, dùng trong 7 ngày.
+ Với trường hợp nữ giới mang thai bị Chlamydia thì cần sử dụng các nhóm thuốc:
– Erythromycin 500mg: Uống 4 viên/ngày, dùng đều đặn trong 7 ngày
– Azithromycin: Uống 1g/ngày và chỉ dùng 1 liều duy nhất.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Không nên bỏ dở việc dùng thuốc giữa chừng vì sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Đặc biệt, các bạn tuyệt đối nên kiêng quan hệ tình dục trong 7 ngày sau khi sử dụng thuốc để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bạn tình. Nên thăm khám và điều trị cho cả bạn tình để đề phòng nguy cơ lây nhiễm chéo sau khi điều trị.
Khoảng 3 tháng sau khi đã điều trị khỏi tình trạng lây nhiễm ban đầu. Các chị em nên đi kiểm tra lại để chắc chắn mình đã chữa khỏi Chlamydia.
Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh Chlamydia
Để đề phòng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Chlamydia vào cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ nên ghi nhớ những vấn đề sau:
– Luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ
– Không quan hệ tình dục bừa bãi, duy trì lối sống 1 vợ – 1 chồng lâu dài
– Không quan hệ tình dục trong thời kỳ nhiễm bệnh hay trong quá trình điều trị
– Nên điều trị cho cả bạn tình để đề phòng nguy cơ tái phát
– Thăm khám, xét nghiệm định kỳ để phát hiện các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục.
– Nữ giới sinh hoạt tình đục dưới 25 tuổi nên đi tầm soát Chlamydia mỗi năm/lần.
– Nữ giới lớn tuổi cũng nên tầm soát bệnh Chlamydia định kỳ khi có các yếu tố dễ lây nhiễm bệnh
– Phụ nữ mang thai nên sàng lọc bệnh chlamydia để hạn chế nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho trẻ.
Trên đây là một số thông tin tổng quan về bệnh Chlamydia. Thông qua những chia sẻ này các chị em đã hiểu rõ hơn về căn bệnh này để từ đó có cách phòng ngừa cũng như phát hiện và chữa trị hiệu quả. Nếu các bạn còn muốn tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này, hãy liên hệ đến phongkhamxadan để được các chuyên gia hỗ trợ chi tiết.