Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là gì?

Ngày đăng: 3.04.2021

Tư vấn y khoa: Bs Trần Văn Vỵ

Đối với trẻ nhỏ mới sinh, tình trạng hẹp bao quy đầu được cho là bình thường và có thể hết khi bé lớn. Nhưng cũng có trường hợp, hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ phát triển thành bệnh lý. Vậy bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là gì? Biểu hiện hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây!

hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là gì?

Hẹp bao quy đầu là tình trạng mà da bao quy đầu dính chặt vào dương vật nên không thể kéo nó xuống được. Trong số những trẻ sơ sinh nam sinh ra, có tới 96% mắc hẹp bao quy đầu. Có 2 dạng hẹp bao quy đầu thường gặp là:

Hẹp bao quy đầu bẩm sinh

Đa số trẻ em mắc hẹp bao quy đầu bẩm sinh, do đó các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng. Hiện tượng này được cho là bình thường. Sự gắn chặt này giúp bao quy đầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thật tốt quy đầu dương vật khỏi tác hại từ môi trường.

Khi bé lớn dần lên, để quy đầu có thể thực hiện được chức năng của mình, bao quy đầu sẽ tự tụt xuống một cách tự nhiên mà không làm ảnh hưởng tới vùng kín sinh dục của bé.

Hẹp bao quy đầu bệnh lý

Đây là tình trạng ít gặp hơn ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nó có thể dẫn tới một số triệu chứng tiêu cực cho bé. Ví dụ như khi chạm vào bé có cảm giác đau đớn, quy đầu bị sưng đỏ…

Khi thấy bé gặp phải tình trạng này, phụ huynh hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ giúp đỡ xử lý.

Biểu hiện hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Nhiều phụ huynh thắc mắc triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ em là gì? Dưới đây là những biểu hiện hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp:

– Bé trai gặp phải tình trạng khó tiểu, khi đi tiểu cần phải rặn, bao quy đầu bị sưng phồng, bé bị đỏ mặt khi rặn tiểu…

– Trong nhiều trường hợp bao quy đầu của bé xuất hiện triệu chứng viêm. Ví dụ như bao quy đầu chảy mủ bất thường, bao quy đầu đau nóng đỏ, sưng tấy…

Hẹp bao quy đầu ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của trẻ?

hẹp bao quy đầu

Nếu cha mẹ chủ quan không chữa, bệnh hẹp bao quy đầu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho trẻ. Cụ thể, hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới những tác hại sau:

Gây viêm niệu đạo

Hẹp bao quy đầu khiến cho việc vệ sinh cơ quan sinh dục của bé trở nên khó khăn. Lúc này các tác nhân gây hại dễ dàng tấn công và gây bệnh tại đây. Niệu đạo là cơ quan rất gần với khu vực sinh dục nên cũng dễ bị lây lan vi khuẩn. Điều đó có thể dẫn tới bệnh viêm niệu đạo ở trẻ nhỏ.

Tình trạng này nếu không được điều trị thì có thể lây lan rộng hơn dẫn tới viêm bàng quang, thậm chí viêm thận… Đây là những biến chứng vô cùng nặng nề của bệnh.

Gây viêm quy đầu

Khi trẻ bị hẹp bao quy đầu, các tế bào chết, chất cặn bã, nước tiểu dễ dàng tích tụ khiến vi khuẩn phát triển, gây bệnh. Viêm bao quy đầu dễ dàng viêm nhiễm sang quy đầu làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bé.

Gây nghẹt quy đầu

Miệng bao quy đầu của bé bị hẹp nên rất dễ tắc nghẽn giữa dương vật, dẫn tới tình trạng nghẹt bao quy đầu. Điều này khiến cho việc lưu thông máu trở nên khó khăn, dương vật tím tái, sưng tấy, trường hợp nặng có thể gây hoại tử.

Trên đây đều là những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé, do đó phụ huynh cần quan sát kỹ để giúp bé kịp thời xử lý.

Điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ như thế nào?

khám bệnh

Theo các chuyên gia, trẻ bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh chưa cần phải điều trị ngay. Bố mẹ hãy giúp bé vệ sinh cá nhân thật tốt tại nhà. Nếu như tình trạng hẹp bao quy đầu tiến triển thành bệnh lý, lúc bấy giờ bé cần được thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Tại đây các bác sĩ sẽ cho bố mẹ những lời khuyên phù hợp nhất.

Hiện nay có các phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ như sau:

Kéo da quy đầu

Các bài tập kéo da quy đầu là những bài tập được bác sĩ khuyên bố mẹ nên thực hiện tại nhà cho trẻ. Các bài tập này cần thực hiện kiên trì từ 1 đến 2 tháng thì mới có hiệu quả. Cụ thể cách làm như sau:

– Bôi trơn bao quy đầu của trẻ bằng các chất như sáp vaseline, dầu dưỡng cho trẻ…

– Dùng tay kéo da quy đầu của bé về phía trước một cách nhẹ nhàng một vài lần.

– Tiếp tục kéo ngược da quy đầu về phía sau nhẹ nhàng sao cho bé có thể chịu được mà không bị đau. Giữ nguyên tư thế đó vài phút.

– Lặp lại động tác trên mỗi ngày vài lần.

– Khi thực hiện bài tập có thể cho bé ngâm trong nước để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Các chuyên gia lưu ý bố mẹ khi thực hiện điều này cần làm hết sức nhẹ nhàng, sau mỗi bài tập có thể nâng dần mức độ, giúp bao da quy đầu của bé dãn dần. Phương pháp này cần có sự phối hợp kiên trì giữa bố mẹ và bé. Bố mẹ cần thực hiện đúng cách và cẩn thận để không làm bị thương và để lại sẹo cho trẻ. Nếu phương pháp này không thành công, bố mẹ có thể chuyển sang phương pháp khác.

Dùng thuốc bôi chữa hẹp bao quy đầu ở trẻ em

Thực tế đây là loại thuốc bôi kết hợp với phương pháp kéo da bao quy đầu của trẻ bằng tay. Đó là loại thuốc mỡ chứa steroid. Cụ thể, loại thường được sử dụng là Diprosone, hay thuốc mỡ betamethasone 0.05%. Loại thuốc này có khả năng giúp da quy đầu căng ra, mỏng hơn, giúp việc kéo da quy đầu trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu không dùng thuốc nữa thì da quy đầu của bé sẽ trở lại như cũ.

Cắt bao quy đầu cho trẻ

Đối với những trẻ đã lớn, khi hẹp bao quy đầu trở thành bệnh lý thì cha mẹ nên cho bé đi cắt bao quy đầu tại cơ sở y tế. Phương pháp này là tiểu phẫu nhằm cắt bỏ phần da quy đầu thừa, giúp tình trạng hẹp bao quy đầu được khắc phục.

Đây là biện pháp cuối cùng có thể thực hiện khi những phương pháp trước đó không có hiệu quả. Đây cũng là phương pháp giúp bé điều trị triệt để nhất căn bệnh hẹp bao quy đầu. Có nhiều phương pháp cắt bao quy đầu khác nhau, như phương pháp truyền thống, phương pháp cắt bao quy đầu xâm lấn tối thiểu.

Để giảm cảm giác đau đớn và giảm nguy cơ chảy máu, cha mẹ nên chọn phương pháp cắt bao quy đầu xâm lấn tối thiểu cho bé. Cụ thể, phương pháp cắt bao quy đầu công nghệ thế hệ mới được cho là một trong những công nghệ tốt nhất hiện nay mà bạn có thể lựa chọn. Không chỉ thời gian thực hiện ngắn, hạn chế tối đa biến chứng mà phương pháp này còn giúp bé nhanh chóng phục hồi.

Bài viết trên đã giúp bạn trả lời thắc mắc hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là gì cũng như nắm được các thông tin xung quanh. Tuy là một tình trạng bẩm sinh và có thể cải thiện dần, xong bố mẹ cũng cần lưu ý và quan sát thận trọng. Nếu thấy dấu hiệu bất thường, đừng quên đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được bác sỹ giúp đỡ.