Điều trị bệnh giang mai như thế nào?
Ngày đăng: 22.06.2021
Tư vấn y khoa: Bs Nguyễn Kiếm
Bệnh giang mai là bệnh da liễu do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Căn bệnh này phát triển theo nhiều giai đoạn và có thể gây biến chứng nặng nề. Người bệnh có thể phải chịu những những tác hại sau vài chục năm. Do đó điều trị giang mai kịp thời là rất quan trọng. Vậy cách điều trị bệnh giang mai như thế nào? Hãy cùng các bác sĩ chuyên khoa tìm lời giải đáp trong nội dung sau đây.
Các phương pháp điều trị giang mai
Bệnh giang mai phát triển rất phức tạp và có thời gian ủ bệnh khá dài. Triệu chứng điển hình của bệnh là những vết trợt loét tròn trên da. Ban đầu, nó xuất hiện ở bộ phận sinh dục sau đó có thể làm ra khắp cơ thể. Tuy nhiên có thời kỳ người bệnh không xuất hiện triệu chứng nào. Nhưng thực tế, xoắn khuẩn giang mai vẫn tiếp tục xâm nhập các cơ quan trong cơ thể và gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, ngay khi có biểu hiện của bệnh giang mai, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay.
Các phương pháp điều trị tùy theo mức độ của bệnh như sau:
Điều trị giang mai giai đoạn 1
Đây là giai đoạn điều trị bệnh giang mai dễ dàng nhất. Phương pháp điều trị là sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Đó thường là thuốc tiêm tĩnh mạch. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc tại nhà khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
Điều trị giang mai giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2, các triệu chứng của bệnh giang mai đã phát triển mạnh hơn. Ngoài ra, bệnh cũng rất dễ lây nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn. Vì vậy trong thời kỳ này, người bệnh tuyệt đối và áp dụng các biện pháp tình dục an toàn.
Cách điều trị bệnh giang mai trong giai đoạn hay là tiêm kháng sinh trực tiếp. Loại thuốc thường dùng là Penicillin hoặc thuốc Doxycycline và tetracycline. Người bệnh sẽ phải sử dụng liều lượng cao hơn so với điều trị giang mai giai đoạn 1.
Điều trị giang mai giai đoạn 3
Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh giang mai trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 có tác dụng ngăn ngừa xoắn khuẩn phát triển. Tuy nhiên phương pháp này không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Do đó, trong giai đoạn 3 bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp cân bằng miễn dịch tổng hợp. Liệu pháp này sẽ tác động đến tận ổ bệnh để tiêu diệt khuẩn gây bệnh. VÌ vậy đây là phương pháp điều trị bệnh giang mai hiệu quả hơn.
Điều trị giang mai giai đoạn cuối
Giai đoạn cuối của bệnh giang mai có thể kéo dài đến 20 năm sau khi phát bệnh lần đầu tiên. Lúc này xoắn khuẩn đã xâm nhập vào các cơ quan quan trọng của cơ thể như hệ thần kinh, não bộ, xương khớp. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nặng nề và có thể khiến người bệnh tử vong.
Phương pháp điều trị trong giai đoạn này là liệu pháp miễn dịch tổng hợp. Đây là phương pháp tối ưu để giúp các tế bào tổn thương hồi phục và tiêu diệt xoắn khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng điều trị những biến chứng giang mai gây ra bằng các biện pháp khác nhau.
Điều trị giang mai ở phụ nữ có thai
Một số loại thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, việc điều trị bệnh giang mai cho phụ nữ mang thai phải rất cẩn thận. Penicillin là thuốc kháng sinh an toàn đối với phụ nữ mang thai. Loại thuốc này được điều trị giang mai cho cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Phương pháp điều trị cho thai phụ là tiêm một hoặc nhiều lần thuốc kháng sinh Penicillin. Việc này cũng tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Nếu thai phụ bị dị ứng với thuốc kháng sinh thì sẽ phải gây tê trước khi tiêm. Ngoài ra, thai phụ nên kết hợp xét nghiệm và điều trị cùng với chồng. Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng không được phép quan hệ tình dục không an toàn.
Điều trị giang mai ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh mắc bệnh giang mai là do lây nhiễm từ mẹ qua nhau thai hoặc qua quá trình sinh thường. Thai phụ bị mắc giang mai thì việc điều trị sẽ tiến hành từ khi mang thai cho đến khi sinh. Sau khi sinh trẻ sẽ được xét nghiệm phản ứng PRP trong huyết thanh.
Nếu kết quả là dương tính trẻ sẽ phải được khám lại mỗi tháng một lần. Sau 8 tháng mà kết quả là âm tính thì coi như không còn bị bệnh giang mai.
Nếu kết quả là âm tính thì vẫn phải theo dõi trong vòng 1 đến 6 tháng. Sau thời gian này mà kết quả là âm tính thì có thể coi là phòng bệnh
Nếu bắt đầu kết quả dương tính điều trị trong vòng một năm mà vẫn dương tính thì sẽ phải áp dụng các biện pháp cấp điều trị.
Những lưu ý khi điều trị giang mai
Bệnh giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm, dễ lây lan, gây biến chứng cho thai phụ và thai nhi. Do đó để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất ngăn ngừa những biến chứng của bệnh bạn cần lưu ý những điều sau:
- Điều trị càng sớm càng tốt ngay khi có biểu hiện của bệnh
- Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian điều trị
- Tái khám đúng hẹn để được kiểm tra
- Điều trị cùng với cả bạn tình hoặc chồng
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị
- Khám và tầm soát các bệnh xã hội trước và trong khi mang thai
- Có chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng ngăn ngừa các bệnh lý
- Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào hoặc thể diễn biến của bệnh ngày càng nặng hơn thì phải thông báo ngay cho bác sĩ.
Trên đây là các phương pháp điều trị bệnh giang mai. Việc áp dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh và đối tượng điều trị. Vì thế, bạn không được tự ý mua thuốc về về điều trị tại nhà mà cần đến cơ sở y tế. Hy vọng biết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để điều trị bệnh giang mai.