Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Ngày đăng: 7.04.2021
Tư vấn y khoa: Bs Đặng Tuấn Trình
Khi kinh nguyệt xuất hiện, con gái chính thức bước vào tuổi dậy thì. Từ đây chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện hàng tháng. Vậy cụ thể chu kỳ kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt ra sao? Qua bài viết sau bạn sẽ giải đáp được những thắc mắc đó!
Chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Các chuyên gia định nghĩa chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi có tính chu kỳ đối với sinh lý cơ thể nữ giới, dẫn tới tình trạng ra máu vùng kín.
Chu kỳ kinh nguyệt được điều khiển và điều hòa dưới tác động của các nội tiết tố sinh dục nữ tiết ra từ buồng trứng. Cụ thể, đó là estrogen và progesterone. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt cũng chịu ảnh hưởng của hoóc môn FSH và LH từ tuyến yên tiết ra. Chu kỳ kinh nguyệt giúp nữ giới khi đến tuổi trưởng thành có đầy đủ khả năng để sinh sản.
Một chu kỳ kinh nguyệt gồm các giai đoạn nào?
Chu kỳ kinh nguyệt gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn kinh nguyệt
Giai đoạn kinh nguyệt còn được gọi là giai đoạn hành kinh. Đây chính là điểm khởi đầu cho chu kỳ kinh của bạn.
Ở giai đoạn này, do trứng của chu kỳ trước không được thụ tinh nên nên không vào làm tổ trong tử cung được. Khi ấy nồng độ estrogen và progesteron giảm xuống, niêm mạc tử cung sẽ sẽ bong ra rồi được đẩy ra ngoài qua đường âm đạo. Đi cùng với lớp niêm mạc này ra ngoài chính là trứng không được thụ tinh, tạo thành máu kinh nguyệt.
Trong giai đoạn hành kinh, bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng kinh, tâm trạng thất thường, dễ nóng giận, đau đầu, đau tức ngực, đau lưng dưới… Giai đoạn hành kinh này thường kéo dài từ 3 ngày tới một tuần.
Giai đoạn nang trứng
Vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang trứng cũng bắt đầu. Như vậy, nó xảy ra song song với giai đoạn hành kinh. Tuy nhiên phải đến khi trứng rụng thì giai đoạn nang trứng mới kết thúc.
Trong giai đoạn này tuyến yên sẽ giải phóng ra hoóc môn để kích thích sự phát triển của nang trứng. Khi nang trứng trưởng thành, nó làm nồng độ estrogen trong cơ thể thay đổi và khiến niêm mạc tử cung dày lên. Đây là sự chuẩn bị cần thiết của cơ thể để chuẩn bị đón trứng thụ tinh và làm tổ, tạo điều kiện cho sự hình thành bào thai.
Giai đoạn rụng trứng
Đây chính là giai đoạn mà bạn có thể mang thai trong chu kỳ kinh. Cụ thể, trứng trưởng thành sẽ được giải phóng từ nang trứng, theo đường ống dẫn trứng để di chuyển tới tử cung và thụ tinh với tinh trùng. Trứng thụ tinh có thể làm tổ tại tử cung. Nhưng nếu không được thụ tinh thì trứng sẽ tan ra trong cơ thể, hoặc chết và theo máu kinh ra ngoài.
Thời điểm xảy ra giai đoạn rụng trứng là khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Giai đoạn hoàng thể
Đây là giai đoạn mà trứng được giải phóng từ nang trứng khiến cơ thể sản xuất estrogen và progesterone nhiều hơn. Khi đó tử cung sẽ làm dày lớp niêm mạc để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh, và hoàng thể được duy trì.
Nhưng nếu bạn không mang thai, hoàng thể sẽ co lại và được cơ thể tái hấp thu. Lúc này các nội tiết tố sinh dục trong cơ thể giảm, giúp chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu. Đồng thời trong lúc này, niêm mạc tử cung bong ra để hình thành máu kinh.
Thời gian diễn ra giai đoạn hoàng thể là từ 10 đến 17 ngày. Bạn có thể gặp phải một số triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt như sau nếu không mang thai: Tâm trạng thất thường, khó ngủ, mất ngủ, thay đổi ham muốn tình dục, chướng bụng, đầy hơi, thèm ăn, ngực bị sưng đau…
Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày?
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới sẽ dao động trong khoảng một tháng, cụ thể là từ 28 đến 32 ngày. Tuy nhiên cũng có trường hợp nữ giới có vòng kinh ngắn hơn, dù không nhỏ hơn 21 ngày. Cũng có trường hợp nữ giới có vòng kinh dài hơn, nhưng không quá 35 ngày. Trong đó thời gian ra máu kinh kéo dài từ 3 tới 4 ngày, thường không vượt quá một tuần.
Tuy nhiên nếu số ngày kinh của bạn ít hơn 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày thì đó chính là dấu hiệu cho thấy chu kỳ kinh có sự bất thường.
Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ lúc nào?
Chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? Theo các chuyên gia của Phòng khám xã đàn, chu kỳ kinh sẽ được tính từ ngày có kinh đầu tiên tới ngày thấy kinh của lần tiếp theo.
Vậy chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ lúc nào?
Các chuyên gia trả lời rằng chu kỳ kinh bắt đầu khi bạn gái đến tuổi dậy thì, thông thường là từ 9 đến 15 tuổi. Chu kỳ kinh xuất hiện đánh dấu chức năng sinh sản ở bạn gái đã hoàn thiện. Lúc này bạn gái đã có khả năng mang thai và làm mẹ. Một số yếu tố ảnh hưởng tới chu kỳ kinh đến sớm hay muộn ở từng người là:
– Đặc điểm di truyền.
– Chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.
– Tâm lý bạn nữ.
– Đặc điểm môi trường sống.
Chu kỳ kinh sẽ kéo dài từ tuổi dậy thì tới khi nữ giới đến tuổi mãn kinh, tức là ở khoảng 40 đến 50 tuổi.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày
Khi bạn nắm rõ cách tính chu kỳ kinh nguyệt của bản thân, bạn sẽ sẽ nhận ra sự thay đổi nếu chu kỳ kinh có sự bất thường. Các bước tính chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị một tờ lịch. Quan sát xem ngày đầu tiên có kinh trong tháng của bạn là ngày nào, sau đó đánh dấu lại trên lịch. Đây chính là ngày bắt đầu chu kỳ kinh của bạn.
Bước 2: Quan sát lần xuất hiện kỳ kinh tiếp theo, tiếp tục đánh dấu vào tờ lịch. Đây chính là ngày kết thúc chu kỳ kinh của bạn.
Bước 3: Đếm từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc xem chu kỳ kinh của bạn kéo dài bao nhiêu ngày.
Bước 4: Chu kỳ kinh nguyệt của bạn cần ổn định theo từng tháng, không nên sai lệch quá nhiều. Vì thế bạn cần theo dõi chu kỳ kinh của mình liên tiếp 6 tháng để xem có ổn định không. Số liệu trung bình thu được chính là số liệu chu kỳ kinh của bạn.
Lưu ý về rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Rối loạn trong kỳ kinh nguyệt có thể liên hệ đến một số tình trạng bất thường của cơ thể. Do đó bạn nên quan sát chu kỳ kinh của mình xem có dấu hiệu rối loạn không. Những rối loạn bất thường đó bao gồm:
– Bất thường về thời gian của chu kỳ kinh nguyệt: Bạn có thể có chu kỳ dài hơn 35 ngày (kinh thưa), chu kỳ ngắn hơn 21 ngày (kinh mau). Cũng có người tắt kinh từ nửa năm trở lên lên, được gọi là vô kinh.
– Bất thường về thời gian ra máu kinh: Bạn có thể có thời gian hành kinh nhỏ hơn 2 ngày (kinh ngắn) hoặc lớn hơn 7 ngày (rong kinh).
– Bất thường về số lượng máu ra mỗi khi hành kinh: Lượng máu kinh của bạn nếu ra ít hơn 15ml trong một chu kì thì được gọi là kinh ít. Còn nếu máu kinh ra nhiều và kéo dài thì được gọi là cường kinh.
– Bất thường về triệu chứng đi kèm: Những triệu chứng bất thường có thể đi kèm như màu sắc máu kinh bất thường, đau bụng kinh quằn quại, kéo dài… Đây đều là những dấu hiệu không bình thường Bạn cần theo dõi để sớm có biện pháp xử lý phù hợp.
Hi vọng qua bài viết trên bạn đã nắm rõ được chu kỳ kinh nguyệt là gì cũng như các khái niệm xung quanh chu kỳ kinh nguyệt. Đừng quên quan sát những dấu hiệu bình thường hoặc bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của bản thân. Bởi lẽ những dấu hiệu này đều liên quan đến tình trạng sức khỏe của bạn.