Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? Cần chú ý gì khi ăn
Ngày đăng: 22.02.2021
Tư vấn y khoa: Bs Nguyễn Kiếm
Trong dân gian, mọi người thường truyền tai nhau rằng bà bầu ăn trứng vịt lộn khi sinh con sẽ chân dài, da trắng và khỏe mạnh. Nhưng cũng có nguồn thông tin cho rằng, mang thai ăn trứng vịt lộn bé sẽ bị hen. Vậy thực hư như thế nào, bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? Hãy cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?
Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định, bà bầu ăn trứng vịt lộn khi sinh con da trắng, chân dài, mọc nhiều tóc hay không tốt cho sức khỏe, hen suyễn…Tất cả chỉ là những tin đồn không có cơ sở.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng lộn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cao, giàu năng lượng, các chất như: protein, canxi, phốt pho, sắt, lipid và các vitamin như A, B1, B2, C…những dưỡng chất này rất cần thiết cho sự phát triển của bé.
Do đó, bà bầu vẫn ăn được trứng vịt lộn. Theo đó, các mẹ có thể bổ sung món ăn dinh dưỡng này vào thực đơn ăn uống, để nạp đủ năng lượng cho cơ thể. Đồng thời, cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?
Câu trả lời là bà bầu ăn trứng vịt lộn rất tốt, cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, trứng vịt lộn còn có rất nhiều lợi ích như:
+ Bổ sung sắt khi mang thai
Trứng vịt lộn có hàm lượng sắt nhiều hơn cả trứng gà. Vì thế mẹ bầu hãy bổ sung thêm trứng vịt lộn để giúp ngăn ngừa thiếu sắt, thiếu máu trong thai kỳ. Ngoài ra, ăn trứng vịt lộn sẽ giúp bà bầu giảm được tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu gây ra.
+ Bổ sung vitamin A
Vitamin A rất quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt đối với nhưng cơ quan như: tim, gan thận, mắt, hệ thần kinh trung ương. Vitamin A tự nhiên trong trứng vịt lộn rất tốt cho thai nhi.
+ Bổ sung canxi
Canxi là chất rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương khớp của bé. Cứ 1 quả trứng vịt lộn sẽ chứa khoảng 82mg canxi. Đồng thời, cũng giúp mẹ hạn chế mắc chứng bệnh xương khớp do thiếu canxi gây nên.
+ Bổ sung năng lượng và khoáng chất thiết yếu
Theo nghiên cứu, trong 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 182 kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipid, 82 mg canxi và các vitamin A, B, C…cần thiết cho thai phụ, nhằm duy trì chất dinh dưỡng, năng lượng hàng ngày và tăng cường sức đề kháng.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng vịt lộn thì tốt?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt lộn có quá nhiều chất nên không nên ăn hàng ngày. Phụ nữ có thai chỉ nên ăn 2 quả 1 tuần và không ăn liền lúc 2 quả, nên chia thành 2 bữa. Không nên ăn vào buổi tối và đặc biệt không nên ăn cùng rau răm, nếu muốn ăn rau răm thì ăn thật ít.
Những lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn
– Bà bầu đang bị tiểu đường, bị bệnh huyết áp, tim mạch thì không nên ăn trứng vịt lộn bởi hàm lượng cholesterol quá cao dễ gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
– Bà bầu không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, dễ gây khó tiêu, ợ hơi, khó ngủ.
– Khi ăn trứng vịt lộn không nên ăn kèm rau răm, bà bầu 3 tháng đầu không ăn rau răm, những tháng sau đó thì nếu muốn ăn chỉ ăn hàm lượng thật ít.
– Khi ăn trứng vịt lộn thì không cần bổ sung thêm vitamin A dễ gây dư thừa không tốt.
Trứng vịt lộn tốt cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nhưng không nên ăn nhiều quá không thật sự tốt.
Trong suốt thai kỳ dinh dưỡng rất cần thiết, quyết định cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ cần phải bổ sung các món ngon, giàu dưỡng chất cho bé. Trứng vịt lộn là một trong những món ăn mẹ nên nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, ăn nhiều quá cũng không tốt sẽ gây thừa chất này, thiếu chất kia. Do đó, mẹ cần phân chia thực đơn hợp lý và không nên ăn quá nhiều hoặc liên tục nhé. Hy vọng với những chia sẽ về thông tin bà bầu ăn trứng lộn có được không sẽ hữu ích với mẹ bầu trong việc giữ an toàn và giúp bé yêu chào đời khỏe mạnh.