Bà bầu ăn sắn được không? Có gây hại gì cho thai không?
Ngày đăng: 11.03.2021
Tư vấn y khoa: Bs Nguyễn Kiếm
Sắn (khoai mì) là một loại củ có chứa nhiều tinh bột. Với hương vị không gây ngán, sắn là món ăn được khá nhiều người ưa chuộng. Vậy nhưng hiện nay có nhiều người cho rằng việc ăn sắn nhiều là không tốt vì nó có chứa nhiều độc tố. Đặc biệt các bà bầu không nên ăn loại củ này khi mang thai. Vậy thông tin này có chính xác không? Bà bầu ăn sắn được không? Có gây hại gì cho thai nhi không?
Ở Việt Nam, sắn thường được trồng rộng rãi ở rất nhiều địa phương. Loại cây này chủ yếu trồng để lấy củ với thời gian sinh trưởng từ 6 – 12 tháng tùy theo giống, vụ trồng.
Về mặt dinh dưỡng, sắn được biết đến là loại thực phẩm có chứa lượng tinh bột lớn. Ngoài ra, nó còn có chứa các chất dinh dưỡng khác như chất đạm, chất béo, vitamin A, C, natri, kẽm, sắt và các khoáng chất…
Trên thực tế các thành phần dinh dưỡng của sắn còn tùy thuộc vào từng loại giống hay vụ trồng. Đặc biệt, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và phát hiện thấy hàm lượng acid amin trong sắn không cân đối. Thường là thừa arginin và thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh.
Bà bầu ăn sắn được không?
Sắn có vị bùi và hàm lượng tinh bột lớn nên thường mang đến cảm giác no lâu, dễ ăn. Chính vì vậy nhiều người đã lựa chọn loại củ này như một món ăn sáng quen thuộc. Ngoài ra, trong củ sắn có chứa lượng chất xơ khá dồi dào do đó nó có thể hỗ trợ cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
Vì lý do đó mà có nhiều bà bầu ưa thích món ăn này. Nhưng có một vấn đề đặt ra là bà bầu ăn sắn được không?
Các chuyên gia dinh dưỡng thì khuyên rằng bà bầu nên hạn chế ăn thực phẩm này. Điều này lý giải bởi củ sắn bên cạnh việc chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt thì nó cũng tồn tại những thành phần độc tố và hàm lượng của thành phần này sẽ tăng sinh nếu như tích trữ trong thời gian dài.
Cụ thể phần độc chủ yếu nằm trên phần vỏ, phần đầu và phía đuôi của củ sắn. Phụ nữ trong thời gian mang thai nếu ăn phải củ sắn chưa được loại bỏ hết các độc tố thì rất dễ bị nhiễm độc gây nên các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, buồn nôn, chóng mắt, hoa mắt, suy nhược, rối loạn tiêu hoá hay tiêu chảy.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mặc dù sắn là một loại thực phẩm khá dinh dưỡng tuy nhiên nó không phải là loại thực phẩm tốt đối với các bà bầu. Nguyên nhân là bởi trong sắn có chứa nhiều axit cyanhydric, loại độc tố này có thể tăng sinh nếu được tích trữ trong thời gian dài. Và nó có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng như:
– Buồn nôn
– Chóng mặt
– Hoa mắt
– Suy nược cơ thể
– Tiêu chảy
– …
Trong khi đó, nữ giới mang thai có sức đề kháng kém nên rất khó để loại bỏ được hết các độc tố ra ngoài. Bởi vậy nếu các bà bầu ăn sắn nhiều thì rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Nhất là với các trường hợp mới mang thai ở những tháng đầu tiên. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và cả sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên cũng không hẳn là mẹ bầu không được ăn sắn trong thai kỳ. Bởi các độc đố có trong củ sắn khá dễ để loại bỏ trong quá trình chế biến, dễ bay hơi hay tan trong nước. Vì vậy các mẹ vẫn có thể ăn sắn khi đã được chế biến cẩn thận nhưng chỉ với mức độ vừa phải để đảm bảo tính an toàn.
Hướng dẫn cách chế biến và sử dụng sắn an toàn cho bà bầu
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi ăn sắn thì các mẹ bầu nên tìm hiểu cách chọn lựa các loại sắn phù hợp và cách chế biến đúng.
Theo đó, khi lựa chọn sắn, các mẹ nên chọn theo hướng dẫn sau để phòng tránh độc tố:
– Nên sử dụng củ sắn mới được thu hoạch vì sắn càng để lâu thì càng sản sinh nhiều độc tố
– Nếu bạn chưa dùng sắn ngay thì nên vùi củ xuống đất để bảo quản
– Nếu củ sắn bị nổi đốm xanh thì không nên ăn mà cần loại bỏ ngay
– Không nên ăn sắn cao sản vì hàm lượng độc tố HCN rất lớn
Khi có nhu cầu sử dụng sắn, các mẹ hãy chế biến sắn theo cách sau đây để tránh dung nạp các độc tố có hại cho cơ thể:
– Sắn khi mua về cần rửa sạch rồi loại bỏ phần bỏ. Bạn nên cắt bỏ phần đầu và đuôi củ sắn vì đây là nơi tập trung nhiều độc tố nhất.
– Tiếp theo bạn nên ngâm sắn trong nước lọc trong 1 tiếng đồng hồ và thay được. Rửa lại nước nhiều lần để giúp loại bỏ độc tố.
– Khi luộc sắn, bạn nên để mở nắp nồi. Điều này sẽ giúp độc tố tan vào nước rồi bay hơi. Luộc sắn càng kỹ thì độc tố sẽ được loại bỏ càng nhiều.
– Lúc luộc sắn mẹ nhớ để ý mở nắp nồi để độc tố khi tan vào nước sẽ bay hơi đi. Luộc càng kỹ thì càng đảm bảo loại hết độc tố.
Những điều mẹ bầu cần chú ý khi ăn sắn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các chị em khi mang thai nếu muốn ăn sắn thì cần lưu ý đến những vấn đề sau:
– Chỉ ăn sắn khi đã được chế biến và luộc kĩ, đảm bảo các độc tố đã bị loại bỏ
– Chỉ nên ăn sắn ở mức vừa phải, không nên ăn quá nhiều vì có thể gây tăng cân mất kiểm soát
– Nên ăn sắn kết hợp với các thức ăn khác để đa dạng thực đơn, cân bằng chế độ dinh dưỡng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh.
– Nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ củ sắn như bột sắn để không phải lo lắng về các độc tố bị tồn dư.
– Không nên ăn sắn lúc đói vì có thể dẫn tới say sắn hoặc ngộ độc thực phẩm
– Có thể ăn sắn cùng mật ong là cách để trung hòa thành phần độc tố
Như vậy với những thông tin trên đây các chị em đã giải đáp được thắc mắc bà bầu ăn sắn được không? Mặc dù loại củ này rất dễ ăn tuy nhiên nó cũng có thể gây ra nhiều sự ảnh hưởng. Do đó tốt nhất các bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để xây dựng chế độ ăn uống, bổ sung nguồn thực phẩm phù hợp giúp bảo đảm và không gây hại cho sức khỏe trong thai kì.