Bà bầu ăn mực được không? Ăn như thế nào an toàn cho cả mẹ và bé
Ngày đăng: 25.02.2021
Tư vấn y khoa: Bùi Ngọc Lâm
Mực là món hải sản thơm ngon và giàu dinh dưỡng, được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ thắc mắc khi mang thai thì bà bầu ăn mực được không và cách ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe và sự phát triền của thai nhi. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin về dinh dưỡng của mực cũng như cách ăn mực đúng cách cho các thai phụ.
Bà bầu ăn mực được không?
Mực là một loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt giàu axit béo omega 3, protein và nhiều chất thiết yếu khác. Các loại hải sản biển thường đều chứa một lượng thủy ngân và mực cũng thế.
Thủy ngân có thể tác động xấu đến hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Do đó, thai phụ không nên ăn các loại hải sản như cá kiếm, cá ngừ và cá thu vì hàm lượng thủy ngân trong các loại cá này đều ở mức cao. Khi mang thai phụ nữ thường chỉ nên ăn hải sản có vỏ và các loại cá chứa ít thủy ngân. Còn mực thì sao, bà bầu ăn mực được không?
Mực ống được coi là loại hải sản an toàn với thai phụ, có thể ăn trong thời gian mang thai vì có giá trị dinh dưỡng cao và hàm lượng thủy ngân thấp. Trong 1 con mực ống trung bình có 0,023 phần triệu thủy ngân. Hàm lượng này được đánh giá là an toàn với sức khỏe.
Bên cạnh đó, mực cung cấp lượng protein dồi dào, giàu vitamin B12 và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác cho thai phụ, hỗ trợ thai nhi khỏe mạnh. Đặc biệt, trong mực có lượng omega 3 cao, giúp phát triển và hoàn thiện trí não, hệ thần kinh ở trẻ. Mực cũng có hàm lượng kẽm và canxi đáng kể, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giúp xương chắc khỏe.
Tuy nhiên, thai phụ cần lưu ý lựa chọn thực phẩm có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh, và nên tự chế biến kỹ.
Thành phần dinh dưỡng của mực
Bà bầu không chỉ ăn mực được mà còn nên ăn bởi trong mực có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp thai phụ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt. Thành phần dinh dưỡng có trong 100g mực ống gồm nhiều dưỡng chất thiết yếu như:
+ Đồng: 1,8mg
Giúp cơ thể sản xuất hemoglobin, phát triển mạch máu, xương và hệ thần kinh
+ Selen: 44mcg
Ngăn mất cân bằng oxy hóa, điều chỉnh hormone tuyến giáp
+ Protein: 15g
Tăng cường hệ miễn dịch, giúp hình thành các mô trong cơ thể thai nhi
+ Phốt pho: 213mg
Giúp hình thành enzyme và màng tế bào, giải phóng năng lượng trong quá trình trao đổi chất, giúp xương và răng của thai nhi chắc khỏe.
+ Vitamin B2: 0,389g
Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
+ Vitamin B12: 1,05mcg
Giúp hình thành vật liệu di truyền và hệ thần kinh trung ương, tạo tế bào hồng cầu, điều chỉnh quá trình trao đổi protein và chất béo
+ Vitamin C: 3,6mg
Tăng cường hệ miễn dịch
+ Kẽm: 1,48mg
Giúp sản xuất insulin và enzyme trong cơ thể thai nhi
+ Sắt: 0,86mg
Thúc đẩy sản xuất hồng cầu, tăng lượng máu chảy qua từ cung và tăng nồng độ hemoglobin
Lợi ích cho sức khỏe thai phụ khi ăn mực
Theo chuyên gia, bà bầu ăn mực được không những thế ăn mực đúng cách còn đem tới những lợi ích cho phụ nữ mang thai như:
Tăng cường sức đề kháng
Mực có thành phần giàu peptide và selen, đây là những chất giúp tăng cường sức đề kháng. Do đó ăn mực sẽ giúp thai phụ khỏe mạnh hơn, kháng viêm, chống virus hiệu quả
Giúp cho thai nhi phát triển não bộ
Hàm lượng DHA trong mực ống là chất rất cần thiết trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Do đó ăn mực khi mang thai sẽ có tác động tích cực tới trí thông minh của bé.
Giảm đau nhức xương trong thai kỳ
Mực có chứa hàm lượng canxi đáng kể, có tác dụng bổ sung canxi, thúc đẩy phát triển răng và xương của thai nhi. Bên cạnh đó, ăn mực cũng giúp hệ cơ xương của thai phụ thêm khỏe mạnh, giúp giảm các cơn đau nhức hay xảy ra khi mang thai
Cách ăn mực an toàn cho thai phụ
Bên cạnh việc thắc mắc bà bầu ăn mực được không, nhiều người còn băn khoăn ăn mực như thế nào để an toàn cho mẹ và bé.
Cách chế biến và sử dụng mực cho phụ nữ mang thai
Để ăn mực mà vẫn an toàn và hấp thu được chất dinh dưỡng hiệu quả, một số điều thai phụ cần chú ý như:
- Không ăn mực sống do có nguy cơ nhiễm khuẩn cao
- Tránh chiên rán mực: Mực qua chiên rán có thể bị giảm giá trị dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cơ thể cũng phải hấp thụ một số chất béo bão hòa, dễ gây tăng cân và có hại cho sức khỏe.
- Nên hấp hoặc xào mực để giữ lại các chất dinh dưỡng và quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn
- Kết hợp mực ống với rau, củ để hương vị món ăn thơm ngon hơn và đa dạng chất dinh dưỡng
- Sơ chế mực cẩn thận, rửa sạch, bỏ da và chế biến kỹ, nấu sôi.
- Kiểm tra trước khi sử dụng để đảm bảo hạn dùng, vệ sinh an toàn thực phẩm và độ tươi sống của mực. Khi mua cần mua mực tươi sống, không ăn mực ươn, có mùi.
- Các thai phụ có cơ địa mang tính hàn, hay đổ mồ hôi hoặc bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa thì không nên ăn mực
- Tránh ăn mực khô, mực đóng hộp vì các loại mực này không còn đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng, cũng như có nguy cơ bị mốc, vi khuẩn xâm nhập.
- Chú ý ăn khối lượng vừa phải. Theo chuyên gia, phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340g hải sản nấu chín mỗi tuần. Thai phụ có thể ăn các món ăn từ mực 1 đến 2 lần 1 tháng và thay đổi với các món hải sản khác như tôm, cua, ốc đã nấu chín.
- Ăn mực từ từ và chú ý phản ứng của cơ thể. Một số trường hợp khi mang thai mắc hội chứng dị ứng với hải sản.
Một số lưu ý khi chọn mực
Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên mua mực tươi sống để đảm bảo chất dinh dưỡng cũng như an toàn thực phẩm. Một số điểm thai phụ cần chú ý để lựa chọn, mua được mực tươi ngon như:
- Nếu mực còn sống sẽ có các hoa văn tròn nhỏ trên sống lưng mực thay đổi màu liên tục. Mực chết thì các hoa văn này sẽ mờ, khó thấy.
- Mực tươi ngon thì phần màu nâu trên thân sẽ nâu sậm chứ không nhợt nhạt như mực để lâu. Phần màu trắng cũng sáng bóng và màu đục như sữa.
- Dùng tay ấn vào thân mực. Mực tươi thì phần thịt sẽ săn chắc và có độ đàn hồi cao, mực trở về trạng thái ban đầu ngay khi thả tay ra. Mực để lâu thì không có độ đàn hồi, thân sẽ nhão.
- Có thể chọn mực bằng cách quan sát mắt mực. Mực tươi thì mắt trong và sáng, có thể thấy rõ con ngươi bên trong. Mực chết thì mắt sẽ đục và mờ. Mực tươi cũng có xúc tu dính chặt vào râu.
Một số món ăn với mực vừa ngon miệng lại giàu dinh dưỡng
Thai phụ đã được biết nhiều thông tin quan tâm như bà bầu ăn mực được không, ăn như thế nào cho an toàn. Để thêm hương vị cho món mực trong bữa ăn, nữ giới có thể tham khảo một số cách chế biến như:
Mực tươi chiên mắm tỏi
Nguyên liệu gồm 300g mực ống, 1 củ tỏi, 1 nhánh gừng nhỏ
Gia vị gồm 1 thìa nước mắm ngon, 1 thìa mì chính, 1 thìa đường, muối, ớt, dầu ăn
Cách chế biến:
Mực làm sạch, để ráo. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập, thái sợi. Pha 1 thìa nước mắm với 1 thìa đường, 1 thìa mì chính.
Cho mực vào chảo chiên vàng với dầu. Chiên xong thì đổ bớt dầu trong chảo ra bát, rồi cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho mực và gừng vào. Cho nước mắm vào rim, đến khi mực có màu vàng nâu như cánh gián là hoàn thành.
Mực tươi rim tỏi ớt
Nguyên liệu gồm 800g mực tươi, 2 thìa dầu ăn, 2 thìa tỏi băm, 4 quả ớt, 4 thìa nước mắm ngon, 2 thìa đường, bột ngọt. Chuẩn bị thêm rau sống gồm các loại rau thơm, tía tô, salad, diếp cá.
Cách chế biến:
Mực tươi sơ chế, bỏ ruột, rửa sạch để ráo. Ớt tỏi băm nhỏ.
Làm nóng chảo, cho dầu ăn và tỏi, ớt vào, phi lên. Sau đó cho mắm, đường vào vài phút rồi cho mực vào đảo đều.
Khi mực chín, cho gia vị vừa với khẩu vị. Nên dùng nước mắm truyền thống ngon.
Xếp rau sống ra đĩa rồi cho mực rim tỏi ớt lên là hoàn thành.
Mực nhồi thịt chiên giòn
Nguyên liệu gồm 1kg mực ống, 200g thịt lợn ba chỉ, 50g nấm hương, 50g mộc nhĩ, hành lá, hành tây, miến, rượu trắng, gừng.
Gia vị gồm nước mắm, muối, hạt tiêu, dầu ăn, tăm tre.
Cách chế biến:
Mực làm sạch, cắt râu mực ra băm nhỏ. Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ, ướp với hạt tiêu, 1 thìa muối, 1 thìa bột ngọt tầm 20 phút.
Nấm hương ngâm nước, băm nhỏ. Mộc nhĩ ngâm mềm, băm nhỏ. Hành tây bóc vỏ, cắt hạt lựu. Hành lá cắt nhỏ. Miến ngâm mềm, cắt sợi 2cm.
Trộn thịt heo, râu mực, mộc nhĩ, nấm hương, hành tây, hành lá, miến trong 20 phút đến khi ngấm gia vị. Sau đó nhồi nhân thịt vào mực vừa cắt, dùng tăm tre ghim lại.
Cho mực vào nồi hấp khoảng 20 phút, khi chín thì cho ra dĩa để nguội. Chiên mực vàng đều là hoàn thành.
Mực xào chua ngọt
Nguyên liệu gồm 20g mực tươi, nửa củ hành tây, 1 quả dứa, 1 quả cà, bột năng, hành tím, hành lá, rau cần, gừng.
Cách chế biến:
Mực làm sạch, khía chéo ở thân, thái thành từng miếng vừa ăn. Dứa thái lát mỏng, cà chua bổ múi, hành tây bóc vỏ thái múi. Hành tím và hành lá băm nhỏ, gừng thái chỉ. Rửa sạch cần tây, hành lá, thái thành khúc khoảng 2cm.
Cho dầu ăn cùng hành lá, hành tím, gừng vào chảo phi thơm lên. Sau đó cho mực vào xào chín. Thêm gia vị gồm nước mắm, muối, hạt nêm cho vừa ăn rồi múc ra bát.
Cho dứa vào chảo đảo đều tay 5 phút rồi cho cà chua, hành tây vào xào. Thêm dầu hào và tương cà, đảo đều, cho mực vào rồi nêm gia vị vừa ăn.
Hòa bột năng với nước, cho vào chảo đang xào. Khi sệt lại thì thêm hành lá và rau cần cắt khúc vào là hoàn thành.
Mực xào thập cẩm
Nguyên liệu gồm 300g mực tươi, 2 quả dưa leo, 2 quả cà chua, 1 quả dứa, 1 củ tỏi, 1 củ hành, 1 quả cà rốt, cần tây, tỏi tây.
Cách chế biến:
Mực sơ chế, khía chéo ở thân, thái miếng nhỏ vừa ăn. Dưa leo rửa sạch, thái lát. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, thái lát mỏng.
Cho hành tỏi băm nhỏ vào chảo rồi phi thơm, thêm mực vào rồi xào trong 3 phút, đảo đều. Cho thêm bột nên rồi để ra đĩa.
Cho cà chua vào xào chín, thêm dưa leo, cà rốt rồi đảo nhanh tay tầm 5 phút. Thêm mực vào xào cùng, nêm thêm nước mắm, hạt nêm, cần tây, tỏi tây vào xào thêm 3 phút là hoàn thành
Như vậy, để trả lời câu hỏi bà bầu ăn mực được không thì thai phụ có thể yên tâm là ăn được. Tuy nhiên, khi mua và chế biến cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như ăn với khối lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho mẹ và bé.