Bà bầu ăn mì tôm được không? Những điều bà bầu cần biết khi ăn mì tôm

Ngày đăng: 27.02.2021

Tư vấn y khoa: Bs Nguyễn Kiếm

Mì tôm là món ăn tiện lợi và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên mì tôm có tính nóng và không chứa nhiều dinh dưỡng. Vậy bà bầu ăn mì tôm được không? Bà bầu ăn mì tôm thường xuyên có ảnh hưởng đến dinh dưỡng nuôi thai nhi không? Đây là những lo lắng rất dễ hiểu của chị em trong thời kỳ mang thai. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn điều này trong bài viết sau đây!

Bà bầu ăn mì tôm được không?

Mì tôm là món ăn tiện lợi và có hương vị rất hấp dẫn. Nó khiến nhiều người không thể chối từ và phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Vậy bà bầu ăn mì tôm được không không?

Bà bầu ăn mì tôm được không

Chúng ta biết rằng, phụ nữ mang thai cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển. Vì vậy để trả lời câu hỏi mẹ bầu ăn mì tôm được không, trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng trong mì tôm.

Mì tôm gồm chủ yếu là tinh bột, muối, bột ngọt và các chất bảo quản. Mì tôm hầu như không có protein, vitamin và chất xơ. Vì vậy mì tôm được coi là một thực phẩm không lành mạnh. Ngoài ra, mì tôm còn được chiên dầu nhiều lần, do đó rất khó tiêu. Vì vậy mì tôm chắc chắn không phải là thực phẩm thích hợp đối với phụ nữ mang thai.

Trong mì tôm còn có chứa nhiều muối, nếu bà bầu ăn thường xuyên sẽ có nguy cơ bị cao huyết áp. Không những thế, các nghiên cứu còn cho thấy bà bầu ăn mì tôm nhiều sẽ có nguy cơ mắc phải tiểu đường, tim mạch.

Những tác hại khi mẹ bầu ăn mì tôm

Cụ thể việc mẹ bầu thường xuyên ăn mì tôm sẽ gây ra một số vấn đề sau:

+ Do mì tôm rất ít chất xơ nên bà bầu dễ bị táo bón hoặc làm cho tình trạng này nghiêm trọng hơn.

+ Không cung cấp đủ các loại vitamin, khoáng chất, protein cần thiết dẫn đến ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

+ Mì tôm chứa nhiều chất điều vị giúp cho món mì trở nên hấp dẫn hơn và chính các chất này ảnh hưởng khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng. Điều này cũng khiến bà bầu không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.

+ Mì tôm thường chứa nhiều chất phụ gia chất bảo quản. Ăn nhiều mì cũng đồng nghĩa với việc tích tụ các chất này trong cơ thể. Về lâu dài, nó sẽ gây ra các vấn đề đối với sức khỏe.

Bà bầu ăn mì tôm được không

Các thành phần trong mì tôm có hại cho sức khỏe của bà bầu

Để hiểu rõ hơn vì sao bà bầu không được ăn mì tôm, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thành phần có hại đối với sức khỏe của bà bầu trong mì tôm:

Bột mì tinh chế

Thành phần bột mì trong mì tôm là bột mì đã qua tinh chế. Nó đã mất đi nhiều chất dinh dưỡng so với các loai ngũ cốc chưa tinh chế.

Muối

Hàm lượng muối trong mì tôm khá cao. Một gói mì tôm có thể chứa đến  1.722 mg natri. Con số này tương đương với lượng Natri mà cơ thể cần mỗi ngày. Điều này dẫn đến việc dư thừa lượng natri. Dư thừa Natri sẽ gây ra các vấn đề về huyết áp và dẫn đến nguy cơ tiền sản giật. Điều này có thể đe dọa và gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi

Bà bầu ăn mì tôm được không

Chất bảo quản

Mì tôm chứa rất nhiều chất bảo quản và màu thực phẩm. Tích tụ nhiều các chất này trong cơ thể chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, các chất bảo quản mì tôm phải cần đến 4 – 5 ngày mới tiêu hóa hết. Nó trở thành gánh nặng với hệ tiêu hóa, vốn đã bị ảnh hưởng do sự thay đổi hormone.

Bột ngọt (mì chính)

Nhà sản xuất đã thêm bột ngọt để gia tăng hương vị cho mì tôm. Nếu bà bầu tiêu thụ quá nhiều chất này sẽ gây hại cho cơ thể và thai nhi.

Chất béo chuyển hóa

Mì tôm được chiên bằng chất béo chuyển hóa. Đây là thành phần ảnh hưởng xấu đến cho choloesterol trong máu, gây ra các bệnh tim mạch. Nó cũng chứa nhiều calo khiến bà bầu bị tăng cân.

Thành phần TBHQ

TBHQ (Tertiary Butylhydroquinone) là một chất được sản xuất từ dầu mỏ, có tác dụng bảo quản thực phẩm. Chất hóa học này còn được sử dụng trong các ngành công nghiệp mỹ phẩm, thuốc trừ sâu. Nó là chất có thể an toàn với một lượng nhỏ, nhưng sử dụng nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Bà bầu ăn mì tôm thế nào để ít có hại cho sức khỏe nhất?

Mì tôm không phải thực phẩm tốt cho bà bầu, tuy nhiên thi thoảng bạn ăn một gói vẫn được. Bạn có thể làm cho món mì tôm lành mạnh và dinh dưỡng hơn bằng những cách sau:

+ Cho ít muối: Sợi mì vốn đã có một lượng muối nhất định nên bạn hãy giảm muối khi nấu mì.

+ Không nên ăn thường xuyên: một năm, bạn có thể ăn vài lần.

+ Thay đổi cách chế biến: Mì tôm vốn là món ăn tiện lợi, có thể úp nước sôi trong khoảng 3 phút. Tuy nhiên, để tốt hơn, bạn hãy nấu mì trên bếp. Khi nước sôi khoảng 1-2 phút thì đổ bỏ phần nước đó đi, sau đó nấu tiếp bằng nước 2. Bằng cách này, bạn đã loại bỏ phần lớn lớp dầu và chất bảo quản trên sợi mì.

+ Loại bỏ gói mỡ: Gói mỡ không chứa dinh dưỡng, ngược lại chứa rất nhiều calo gây tăng cân. Ngoài ra nó còn có thể hạn chế khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ các chất khác.

+ Bổ sung thêm rau xanh và thực phẩm có chứa protein: Bạn nên nấu cùng với mì các loại rau, thịt, hoặc trứng. Nó sẽ tăng cường thêm chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho món mì tôm.

+ Không nên uống nước mì: Ngay cả nước mì lần 2 bạn cũng không nên uống. Nước mì vẫn còn nhiều chất béo và muối do đó cũng không tốt cho sức khỏe.

Trên đây là những thông tin và thành phần dinh dưỡng trong mì tôm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bà bầu ăn mì tôm được không. Và bạn đã biết cách ăn mì tôm “lạnh mạnh hơn”. Nếu có ăn, bạn cũng rất nên hạn chế để không gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!