Bà bầu ăn măng được không? Cần chú ý gì?

Ngày đăng: 20.02.2021

Tư vấn y khoa: Bs Đặng Tuấn Trình

Măng là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình của người Việt Nam. Đây là loại thực phẩm bổ dưỡng, đối với người thường nó cung cấp cho cơ thể nhiều khoáng chất, vitamin và chất xơ. Tuy nhiên đối với bà bầu thì khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu ăn măng được không, và nếu ăn măng bà bầu cần chú ý những gì.

măng

Bà bầu ăn măng được không?

Nghiên cứu cho thấy, có nhiều dưỡng chất có trong măng tốt cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên măng cũng có thể gây ra những rủi ro nhất định.

Có một hàm lượng chất cyanide có trong măng. Khi đi vào cơ thể, nó có thể chuyển thành axit cyahydric HCN dưới tác dụng của các enzym tiêu hóa. Đây là chất có khả năng khiến bạn bị ngộ độc.

Ngoài ra, ăn măng dễ khiến bạn dễ bị đầy hơi do chứa nhiều chất xơ. Vì thế với bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ, măng không phải là loại thực phẩm phù hợp. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm đa dạng để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển thay vì ăn nhiều măng.

Tổng kết lại, bà bầu vẫn có thể ăn được măng nhưng cần phải hạn chế. Cụ thể mỗi tháng chỉ nên ăn từ 1 đến 2 lần và mỗi lần không vượt quá 200g, dù đó là măng tươi hay măng khô.

Khi bà bầu ăn măng có thể gặp phải rủi ro gì?

măng tươi

Những rủi ro mà bà bầu có thể gặp phải khi ăn măng bao gồm:

Nguy cơ ngộ độc

Như đã nói ở trên, việc ăn nhiều măng có thể khiến cho cơ thể bạn bị ngộ độc axit xyahydric. Điều đó sẽ dẫn đến những triệu chứng như khó thở, nôn ói, tụt huyết áp, đau đầu, thậm chí ở mức độ nặng có thể gây tử vong. Do đó các mẹ bầu cần tránh ăn quá nhiều măng.

Đầy bụng

Các nhà khoa học đã tính toán được có 2,58% chất xơ trong măng tươi. Vì thế khi ăn nhiều măng nó sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu khi ăn măng, tình trạng này càng trở nên trầm trọng, đặc biệt với những người đang ốm nghén.

Gây thiếu máu

Độc tố cyanide có trong măng có thể làm vô hiệu hóa enzim sắt và gây hại cho hệ hô hấp của mẹ bầu. Bởi mẹ bầu cần phải bổ sung chất sắt khi mang thai nên việc dùng quá nhiều măng sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu, không tốt cho sức khỏe.

Vì những những rủi ro trên, các mẹ bầu cần cân nhắc kỹ lưỡng khi muốn ăn măng.

Măng có thành phần dinh dưỡng như thế nào?

món măng

Ngoài những rủi ro kể trên, măng cũng có thể cung cấp cho mẹ bầu nhiều giá trị dinh dưỡng, cụ thể là:

Chất xơ

Hàm lượng chất xơ trong măng được coi là cao khi so sánh với các loại rau khác, cụ thể hàm lượng chất xơ chiếm 2,56%. Con số này chỉ là 1,58% trong cải bắp, 0,61% trong dưa leo và 1,27% trong rau mầm.

Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung nhiều chất xơ vào cơ thể sẽ hạn chế nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt trong đó có ung thư hệ tiêu hóa.

Chất chống oxy hóa

Trong măng có một hoạt chất chống oxy hóa là phytosterol. Nó sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.

Ít chất béo và đường

Măng không có nhiều chất béo và đường, do đó khi ăn măng bạn không cần phải lo lắng về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc về cân nặng.

Các loại chất dinh dưỡng khác

Trong măng có nhiều khoáng chất, vitamin và protein, trong đó những khoáng chất điển hình là canxi, phốt pho, kali, sắt… Các nhà khoa học đã tính toán có 533 mg kali chứa trong 100g măng. Nồng độ kali cao này có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ đột quỵ.

Lợi ích khi ăn măng dành cho bà bầu

Có rất nhiều loại măng khác nhau, mỗi loại có một hương vị riêng biệt. Trong đó măng nứa và măng tre là loại măng được sử dụng nhiều nhất. Chúng chứa một lượng phong phú khoáng chất và vitamin. Trong măng mới hái còn chứa vitamin A, vitamin E, niacin, thiamin… Đây là những chất có lợi cho thai kỳ. Trong một chừng mực nhất định việc ăn măng có thể mang đến cho bà bầu những lợi ích sau:

– Tăng cường hệ miễn dịch: Trong thời kỳ giao mùa, nếu dùng măng mẹ bầu có thể phòng ngừa cảm cúm và cảm lạnh nhờ đặc tính kháng virus và kháng khuẩn của nó.

– Có lợi cho tim mạch: Cơ thể có thể giảm hấp thu cholesterol xấu nhờ lượng chất xơ có trong măng. Ngoài ra khi bạn bổ sung chất xơ cho cơ thể, nó sẽ giúp hỗ trợ điều trị chứng táo bón nhờ giảm ách tắc đường ruột.

– Hỗ trợ kiểm soát cân nặng: Măng không chứa nhiều calo hay chất béo mà chứa nhiều chất xơ, do đó nó có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng.

– Phòng ngừa ung thư: Chất chống oxy hóa có trong măng sẽ hạn chế hoạt động của các gốc tự do, giúp bạn phòng ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Chất chống oxy hóa này còn giúp bạn giảm tình trạng viêm sưng, giúp tế bào thêm khỏe mạnh.

Chế biến măng ra sao để khử độc tố trong măng?

Để tránh chất độc có trong măng gây ảnh hưởng đến cơ thể, bạn cần cẩn trọng trong quá trình sơ chế măng. Sau đây là các cách bạn có thể sử dụng để khử độc trong măng trước khi chế biến thành món ăn:

Cách 1:

Bóc vỏ măng tươi rồi cho vào nồi luộc. Bạn cần luộc măng qua lại từ 2 đến 3 lần, mỗi lần kéo dài 10 đến 15 phút. Chuẩn bị một chậu nước gạo, cho măng đã luộc vào ngâm, để hai ngày. Trong quá trình đó nên thay nước gạo hai lần. Khi bạn thấy măng đã mềm thì có thể mang ra chế biến thành món ăn, bởi khi đó độc tố đã được loại sạch.

Cách 2:

Cho măng tươi vào nước, luộc cả vỏ. Đổ thêm nước gạo cho ngập hết măng và cho ít trái ớt đã bỏ hạt vào trong. Để chế độ lửa vừa. Tắt bếp khi thấy măng đã mềm. Lột vỏ măng sau khi đã nguội rồi tiếp tục xả qua nước sạch nhiều lần. Khi đó nếu măng đã hết vị đắng, bạn có thể sử dụng nó để chế biến món ăn.

Cách 3:

Đối với măng đắng, bạn nên chuẩn bị nước vôi trong để ngâm măng. Cho măng vào nước luộc vài lần cho tới khi thấy nước trong. Để khí độc thoát ra ngoài thì trong quá trình luộc bạn cần để mở vung.

Cách 4:

Đối với măng khô hoặc măng tây bạn cần ngâm với nước nóng hoặc nước muối trước khi sử dụng. Thời gian ngâm từ một đến hai buổi hoặc càng lâu càng tốt.

Cách 5:

Đối với măng chua bạn có thể đem đi muối để làm giảm độc tố của măng.

Cách 6:

Bóc vỏ măng tươi rồi thái thành lát nhỏ. Cho măng vào nồi luộc cùng một nắm lá rau ngót, luộc từ 2 đến 3 lần. Cuối cùng bạn xả nước sạch để rửa măng và đưa đi chế biến món ăn.

Bà bầu khi ăn măng cần chú ý gì?

Đối với bà bầu, măng có thể ăn được hay không phụ thuộc nhiều vào cách sơ chế và lượng ăn. Theo đó bạn nên tham khảo những lời khuyên sau đây để đảm bảo có một thai kỳ an toàn:

  • Luộc măng không đậy nắp vung nồi và ngâm rửa măng nhiều lần để loại bỏ độc tố.
  • Không nên ăn măng thường xuyên, mỗi tháng chỉ ăn 2 lần, không quá 200 gam trong mỗi lần ăn.
  • Măng chế biến sẵn chưa chắc đã được loại bỏ hết độc tố trong quá trình sơ chế, do đó bạn cần hạn chế ăn loại măng này.
  • Nước luộc măng hoặc ngâm măng không được sử dụng mà phải bỏ đi vì trong đó có thể chứa thành phần gây độc.
  • Khi mua măng, nên chọn loại măng mới, ngửi có mùi thơm nhẹ và không thấy đốm trên vỏ măng. Còn nếu chọn măng sơ chế nên lấy loại đã được bóc vỏ, bào mỏng, thơm nhẹ, giòn và màu trắng là tự nhiên. Măng có màu bắt mắt, trông rất trắng hoặc có màu vàng thì không nên chọn vì chúng có thể được tẩm ướp hóa chất.
  • Sau khi ăn măng, cần tránh ăn đồ lạnh vì có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Trong quá trình ăn hãy nhai chậm, nếu thấy trong bụng xuất hiện cảm giác đầy hơi thì cần ngừng ăn ngay lập tức và đến cơ sở y tế để khám.
  • Những mẹ bầu mắc bệnh sỏi mật, sỏi thận hoặc có hệ tiêu hóa kém nên tránh xa măng vì sẽ khiến bệnh nặng hơn.

Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu có ăn măng được không và bà bầu cần chú ý những gì khi ăn măng. Hi vọng qua những kiến thức đó, các mẹ bầu sẽ biết cách ăn măng phù hợp và chuẩn bị cho mình một chế độ dinh dưỡng tốt nhất để đảm bảo sức khỏe thai nhi.