Bà bầu ăn lựu được không?
Ngày đăng: 16.03.2021
Tư vấn y khoa: Bùi Ngọc Lâm
Lựu là một loại trái cây hỗ trợ sức khỏe bởi trong đó chứa nhiều dinh dưỡng và vitamin. Đối với người bình thường, nó còn giúp ngăn ngừa một số bệnh hiệu quả. Vậy với bà bầu thì sao? Liệu bà bầu ăn lựu được không? Cùng tìm hiểu điều này qua bài viết sau!
Bà bầu ăn lựu được không?
Các chuyên gia đã tính toán giá trị dinh dưỡng trong 100g lựu như sau: Năng lượng 68 kcal; 17,7 gam cacbohiđrat; 0,6g chất xơ; 0,3g chất béo; 0,95g chất đạm; 0,03mg vitamin B1; 0,063 mg vitamin B2; 0,3 mg vitamin B3; 0,105 mg vitamin B6; 6,1 mg vitamin C… Không những thế, trong lựu còn chứa các chất khoáng khác như kẽm, kali, photpho, magie, canxi, folate…
Vì chứa các chất dinh dưỡng kể trên, quả lựu được xếp vào danh sách 7 trái cây mà bà bầu nên ăn nhất. Như vậy bà bầu hoàn toàn có thể ăn được lựu.
Bà bầu ăn lựu có lợi ích gì?
Quả lựu sẽ mang đến những lợi ích sau đây cho bà bầu:
Hỗ trợ hệ tim mạch
Phụ nữ mang thai dễ bị huyết áp cao do chứng tiền sản giật. Trong lựu có một số chất giúp giảm huyết áp nên rất có lợi cho bà bầu. Ngoài ra, lựu có thể giúp bạn giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.
Cải thiện trí nhớ
Tình trạng trí nhớ suy giảm ở mẹ bầu thường là do cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Lúc này việc ăn lựu sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ, đồng thời chống lại một số bệnh trí não như Alzheimer. Nhờ sử dụng lựu mà não của bạn có thể lưu lại hình ảnh, lời nói lâu hơn, các tế bào não cũng được tăng cường.
Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin chứa trong lựu có thể giúp hệ miễn dịch của bạn nâng cao sức đề kháng. Nhờ đó mà mẹ bầu tránh phải nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Bổ sung chất chống oxy hóa
Trong lựu chứa nhiều chất oxy hóa, có thể giúp bạn tái tạo tế bào, hỗ trợ hoạt động trao đổi chất của cơ thể, đồng thời chống lão hóa. Nhờ đó mẹ bầu sẽ trẻ lâu và khỏe mạnh hơn.
Bảo vệ mô não của bé
Mô não trẻ sơ sinh sẽ được bảo vệ khỏi tổn hại khi bị giảm nguồn cung cấp oxy nhờ có các chất chứa trong quả lựu.
Tránh cho thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày từ 400 đến 600 mg axit folic để tránh cho thai nhi bị tật bẩm sinh ở ống thần kinh. Bạn có thể nạp một phần lượng axit folic này qua quả lựu.
Bổ sung chất sắt để tạo máu
Phụ nữ mang thai cần bổ sung chất sắt hàng ngày ngày để tránh thiếu máu. Lựu chính là một nguồn cung cấp sắt mà các mẹ bầu có thể sử dụng để để tạo máu cho cả hai mẹ con.
Cải thiện mật độ xương
Đối với sự phát triển của hệ xương, quả lựu có nhiều tác dụng. Lựu giúp mẹ bầu cải thiện mật độ xương, đồng thời giúp bé hình thành hệ xương chắc khỏe.
Tốt cho da
Khi ăn lựu mẹ bầu có thể tránh các vấn đề về da như phát ban, nổi mụn trứng cá, rạn da…. Nhờ đó mà da của bạn trở nên nên trắng sáng, khỏe mạnh, đàn hồi tốt hơn và chống lão hóa da.
Tránh táo bón thai kỳ
Nhu động ruột của mẹ bầu thường bị rối loạn khi mang thai. Ăn nhiều chất xơ là giải pháp giúp cải thiện tình trạng này. Chất xơ là một loại chất chứa nhiều trong quả lựu.
Ăn lựu khi mang thai bạn cần lưu ý gì?
Đối với phụ nữ mang thai, khi muốn ăn lựu bạn cần lưu ý những điều sau:
- Tránh sử dụng vỏ lựu vì trong đây có chất khiến bạn dễ co thắt tử cung và chuyển dạ sớm.
- Mẹ bầu đang sử dụng thuốc không nên dùng lựu vì lựu có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc.
Những câu hỏi thường gặp khác
Bên cạnh câu hỏi bà bầu ăn lựu được không, nhiều chị em cũng thắc mắc một số câu hỏi dưới đây:
Bà bầu nên ăn lựu ở thời điểm nào của thai kỳ?
Theo các chuyên gia, bà bầu nên ăn lựu từ tháng thứ tư đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Khi ăn lựu trong giai đoạn này bạn có thể bổ sung các chất có lợi cho hệ tim mạch. Đồng thời điều này sẽ hạn chế tối đa nguy cơ tiền sản giật và huyết áp cao vào 3 tháng cuối của thai kỳ.
Bà bầu có ăn được hạt lựu không?
Nghiên cứu cho thấy trong hạt lựu chứa nhiều chất như chất chống oxy hóa, vitamin K, vitamin C… Vì thế ăn hạt lựu rất có lợi cho cơ thể bà bầu. Vitamin K có thể tham gia vào quá trình đông máu. Trong khi đó vitamin C thúc đẩy sản xuất collagen, giúp bạn có một làn da đẹp, đồng thời tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Vì thế bạn hãy ăn hạt lựu ở đời điểm thích hợp trong thai kỳ nhé.
Bà bầu ăn lựu thì sinh con có má núm đồng tiền không?
Kinh nghiệm dân gian cho rằng khi bà bầu ăn hạt lựu thì có thể sinh con có má lúm đồng tiền. Vì tin vào kinh nghiệm dân gian này nên rất nhiều mẹ bầu ăn hạt lựu. Vậy điều này có chính xác hay không?
Theo các chuyên gia, trên da mặt bạn có một loại cơ, đó là cơ cười. Khi cơ này co có thể làm xuất hiện lúm đồng tiền, Nhưng cũng tùy từng người, không phải ai cũng xuất hiện lúm này. Hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng má lúm đồng tiền có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh khi mẹ bầu ăn hạt lựu. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn có thể ăn hạt lựu để có một sức khỏe tốt hơn cho cả hai mẹ con.
Có những cách ăn lựu như thế nào?
Mẹ bầu có thể ăn hạt lựu trực tiếp hoặc chế biến thành món sa lát lựu. Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể cắt đôi, tách lấy hạt để ép nước. Có một cách chế biến nước ép lựu rất ngon đó là đưa vào ăn kèm cùng sữa chua. Tất cả các phương pháp ăn hạt lựu trên đều có lợi cho sức khỏe mẹ bầu nên các chuyên gia khuyến khích bạn thực hiện.
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bà bầu ăn lựu được không cùng những câu hỏi khác xung quanh quả lựu. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lên thực đơn ăn uống hàng ngày.