Bà bầu ăn khoai tây được không?

Ngày đăng: 30.03.2021

Tư vấn y khoa: Bs Đặng Tuấn Trình

Việc lựa chọn những loại thực phẩm có lợi cho thai kỳ là điều cần thiết đối với mẹ bầu để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Trong các loại thực phẩm, nhiều mẹ bầu băn khoăn với khoai tây. Liệu bà bầu ăn khoai tây được không? Để trả lời thắc mắc này mời bạn tham khảo bài viết dưới đây! 

Bà bầu ăn khoai tây được không?

Khoai tây là một loại củ quen thuộc sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày của người Việt. Trong củ khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Thành phần chủ yếu của khoai tây là tinh bột. Ngoài ra nó còn chứa một lượng nhất định protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Các nhà khoa học đã tính toán 100 gam khoai tây luộc cả vỏ, không thêm muối có hàm lượng chất dinh dưỡng như sau:

– 1,9 gam chất đạm.

– 20,1 gam tinh bột.

– 0,9 gam đường.

– 1,8 g chất xơ.

– 0,1 gam chất béo.

Với những thành phần chất dinh dưỡng đó, theo các chuyên gia bà bầu hoàn toàn có thể ăn khoai tây. Tuy nhiên bà bầu cần phải chế biến khoai tây đúng cách và ăn với lượng vừa phải để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hai mẹ con.

Bà bầu ăn khoai tây có lợi ích gì với sức khỏe?

khoai tây

Bà bầu ăn khoai tây sẽ có được những lợi ích sau:

Tránh dị tật thai nhi

Khoai tây chứa một hàm lượng axit folic nhất định. Đây là chất có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe thai nhi. Cụ thể, nó tham gia vào sự phát triển hệ thần kinh của bé. Sự có mặt của axit folic sẽ giúp bé giảm nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh. Thực tế, axit folic là chất dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu phải cung cấp đủ cho cơ thể trong thời gian thai kỳ.

Phòng tránh thiếu máu

Một số chất dinh dưỡng chứa trong khoai tây có thể giúp mẹ bầu tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Với một cách chế biến phù hợp, khoai tây có thể hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu. Cụ thể, món khoai tây nghiền giúp mẹ bầu giảm dịch vị trong dạ dày, tránh tình trạng đau dạ dày.

Tăng cường hệ miễn dịch

Lượng vitamin C có trong khoai tây có thể giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và chóng làm lành vết thương. Bên cạnh đó, khi ăn khoai tây mẹ bầu có thể tăng khả năng hấp thụ sắt từ những loại thực phẩm khác.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Nghiên cứu cho thấy trong vỏ khoai tây chứa nhiều magie và kali. Vì thế khi mẹ bầu chế biến khoai tây nướng để cả vỏ sẽ có lợi cho hệ tim mạch của mình.

Làm đẹp da

Khi mẹ bầu sử dụng nước ép từ củ khoai tây thì làn da sẽ được cải thiện, trở nên tươi trẻ và hồng hào hơn. Bên cạnh đó lượng chất chống oxy hóa và vitamin C trong khoai tây cũng giúp bạn ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm.

Bà bầu ăn nhiều khoai tây có thể gặp phải tác hại gì?

khoai tây mọc mầm

Khoai tây không phải là thực phẩm tuyệt đối an toàn đối với phụ nữ mang thai dù trong đó chứa nhiều chất dinh dưỡng. Thực tế, các bác sĩ khuyên mẹ bầu chỉ nên sử dụng khoai tây 1 tuần 1 lần với mức độ vừa phải. Sử dụng khoai tây không đúng cách có thể dẫn tới những tác hại sau:

– Gây độc cho cơ thể đối với những loại khoai tây có chứa đốm xanh trên vỏ. Đây là dấu hiệu cho thấy trong khoai tây có chứa các chất độc như glycoalkaloids, alpha-chaconine. Nếu ăn phải mẹ bầu sẽ gặp vấn đề về đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy.

– Nếu ăn nhầm khoai tây mọc mầm mẹ bầu có thể bị nhiễm độc solanine. Độc tố này làm ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết tố progesteron và estrogen trong cơ thể. Nó còn dễ khiến thai nhi bị dị tật như ảnh hưởng tới não và đốt sống.

– Khoai tây có một lượng lớn tinh bột, do đó nếu ăn quá nhiều khoai tây bạn có thể bị béo phì, thừa cân, làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

– Những củ khoai tây hỏng cũng dễ khiến mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm.

– Mẹ bầu ăn quá nhiều khoai tây chiên sẽ khiến cơ thể nạp một lượng lớn muối và chất béo. Các chất này không chỉ khiến mẹ bầu dễ tăng cân mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp trong thai kỳ.

Bà bầu nên chọn lựa và sử dụng khoai tây như thế nào?

Khi mẹ bầu lựa chọn và sử dụng khoai tây có thể tham khảo những hướng dẫn sau đây:

Cách chọn khoai tây

Khoai tây hỏng có chứa nhiều độc tố nên mẹ bầu cần hết sức cẩn thận trong quá trình chọn khoai để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Theo đó, bạn hãy chọn những củ khoai tây không có đốm xanh lá cây hoặc đốm đen, không nảy mầm và không có vết thâm.

Cách sử dụng khoai tây

Khi mua khoai tây về mẹ bầu có thể bảo quản khoai tây trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ở nơi khô thoáng.

Mẹ bầu nên sử dụng khoai tây sớm, không nên để lâu. Khi ăn bạn có thể chế biến khoai tây thành các món có lợi cho sức khỏe như khoai tây nướng (cần hạn chế cho gia vị), súp khoai tây, canh khoai tây cà rốt, thịt băm khoai tây…

khoai tây nghiền

Mẹ bầu khi dùng khoai tây cần lưu ý gì?

Trong quá trình sử dụng khoai tây mẹ bầu cũng cần lưu ý những điều sau:

– Không nên xào khoai tây với cà chua. Sự kết hợp của hai loại thực phẩm này sẽ khiến dạ dày bạn xuất hiện những cục vón khó tiêu.

– Không ăn chuối sau khi ăn các món từ khoai tây. Bởi đây đều là những món ăn chứa nhiều carbonhydrate nên dễ gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì.

– Bạn có thể sử dụng khoai tây để xào với thịt bò. Điều này là do khi axit folic trong khoai tây kết hợp với chất xơ của thịt bò sẽ tạo ra những chất có lợi cho cơ thể của bạn.

Vậy là qua bài viết trên, bạn đã biết bà bầu ăn khoai tây được không. Khoai tây là một món ăn tốt cho sức khỏe mẹ bầu, nên xuất hiện trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên mẹ bầu hãy sử dụng khoai tây đúng cách để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng và sự an toàn cho sức khỏe hai mẹ con.