Bà bầu ăn ghẹ được không? Những lợi ích của ghẹ khi mang thai

Ngày đăng: 25.03.2021

Tư vấn y khoa: Bs Nguyễn Kiếm

Ghẹ là món ăn hấp dẫn khó cưỡng, bởi hương vị ngọt thơm đặc trưng. Ngoài ra, món hải sản này còn giàu omega – 3 và không chứa chất béo bão hòa. Tuy nhiên, bà bầu ăn ghẹ được không? Có tốt không?

Bà bầu ăn ghẹ được không?

bà bầu có nên ăn ghẹ

Ghẹ được xem là một trong các loại hải sản phẩm được rất nhiều mẹ bầu ưa chuộng không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu hoàn toàn ăn ghẹ cũng như cua và các loại hải sản khác vào thai kỳ vì những lý do như sau:

Ghẹ cung cấp Omega-3 cho mẹ bầu và thai nhi

Axit béo Omega 3 gồm DHA. DHA hỗ trợ cho sự phát triển não bộ, hệ thần kinh trung ương, mắt. Bà bầu bổ sung đầy đủ Omega 3 thông qua thực phẩm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của mẹ còn tác động tích cực tới sự phát triển của con yêu.

Nguồn dồi dào kẽm

100g thịt cua, ghẹ có chứa 7,6mg kẽm  đáp ứng 54% nhu cầu về kẽm của cơ thể mỗi ngày. Đây là các chất quan trọng có ảnh hưởng tích cực đến hệ miễn dịch của cơ thể, hoạt động của tuyến giáp.

Selen, đồng, magiê và phốt pho

Cùng với kẽm và vitamin C, selen đóng vai trò quan trọng đối với các chức năng của hệ miễn dịch, qua đó giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ. Ngoài ra, selen còn hỗ trợ cho sự hoạt động bình thường của tuyến giáp.

Trong 100 g thịt cua có chứa tới 1,2 mg Đồng, thỏa mãn khoảng 59% nhu cầu mỗi ngày về loại khoáng chất này cho cơ thể. Đồng có vai trò quan trọng trong việc cấu tạo và hình thành nên các mô liên kết, có liên hệ mật thiết đến khả năng trao đổi sắt ở tế bào.

Magiê  là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động trao đổi chất ở tế bào, hỗ trợ cho sự hoạt động của hệ tim mạch và hệ miễn dịch. Cùng với phốt pho và canxi góp phần củng cố sức khỏe của xương và răng của em bé.

Cung cấp các nhóm vitamin B cần thiết

Vitamin B1, B2  cần thiết cho việc tạo ra các loại enzym quan trọng tham gia vào quá trình chuyển hóa đường, đạm, chất béo và quá trình phát triển của cơ thể , hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và tạo cho mẹ bầu cảm giác ăn uống ngon miệng  hơn.

Vitamin B6 và B12 có vai trò quan trọng trong việc tạo nên các tế bào hồng cầu. B6 giúp não bộ tổng hợp một số loại chất hóa học cần thiết, kiểm soát mức độ đường huyết; B12 hỗ trợ chức năng của các tế bào thần kinh, là thành phần cấu tạo nên DNA.

Bà bầu ăn ghẹ được không – Những lưu ý khi ăn ghẹ để tốt cho mẹ và thai nhi

Với những lợi ích như trên, ghẹ nên là thực phẩm cần có mặt trong chế độ dinh dưỡng của các mẹ bầu. Tuy nhiên, ghẹ cũng như các loại hải sản khác thường có nguy cơ chứa các chất độc tự nhiên như PBCs, thủy ngân và dioxin.

Các loại chất độc này có thể gây phát ban ở da, suy giảm chức năng hệ miễn dịch, rối loạn thần kinh, làm tổn thương gan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, thậm chí làm tăng nguy cơ sinh con khuyết tật bẩm sinh ở phụ nữ mang thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Những lưu ý khi ăn ghẹ

Do đó, để an toàn cho thai nhi cũng như cả mẹ và em bé trong bụng có thể hấp thụ tốt nhất dinh dưỡng từ ghẹ, bạn cần chú ý cách ăn ghẹ khi mang thai như hướng dẫn dưới đây:

  • Tránh ăn cua sống hoặc những món chưa được nấu chín
  • Không nên ăn món cua chín tái;
  • Không nên ăn thịt cua đông lạnh;
  • Chế biến vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn.

Ngoài ra, mẹ bầu nên mua cua ghẹ ở những địa điểm có uy tín, cung cấp rõ ràng nguồn gốc. Các mẹ bầu có tiền sử dị ứng với hải sản hoặc được chẩn đoán có mức cholesterol cao thì không nên ăn ghẹ trong thai kỳ.