Nên uống thuốc tẩy giun khi nào? Lưu ý khi uống thuốc tẩy giun

Ngày đăng: 8.03.2021

Tư vấn y khoa: Bs Trần Văn Vỵ

Tỷ lệ nhiễm giun sán ở nước ta rất cao, đặc biệt là ở trẻ em. Nhiễm giun sán lâu ngày gây ra suy dinh dưỡng, thiếu các dưỡng chất quan trọng và dễ mắc các bệnh lý về gan. Thai phụ bị nhiễm giun sán có thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng. Do đó việc tẩy giun rất quan trọng. Vậy nên uống thuốc tẩy giun khi nào? Hãy cùng tìm hiểu điều này ngay sau đây!

Nhiễm giun có nguy hiểm không?

Trước khi tìm hiểu uống thuốc tẩy giun khi nào, chúng ta sẽ cùng xem mức độ nguy hiểm khi bị nhiễm giun. Giun sán là một loại ký sinh trùng sống ở đường ruột. Nguyên nhân gây ra tình trạng giun sán thường là:

nên uống thuốc tẩy giun khi nào

+ Môi trường sống mất vệ sinh

+ Ăn thực phẩm chưa nấu chín kỹ

+ Nước uống có trứng giun

+ Thức ăn bị bụi và ruồi nhặng bâu

+ Trẻ nhỏ nghịch đất cát rồi đưa tay lên miệng

Tình trạng giun sán xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, nhưng  chủ yếu là ở trẻ em. Các loại giun sán ký sinh ở đường ruột bao gồm: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, giun lươn…

Nhiễm giun lâu dài này sẽ gây ra suy dinh dưỡng, thiếu các dưỡng chất và các bệnh lý khác nhau.

Các đối tượng nào nên tẩy giun?

Ngoài việc quan tâm nên tẩy giun khi nào thì mọi người cũng thắc mắc ai nên tẩy giun. Theo các bác sĩ, dưới đây là những đối tượng nên tẩy giun:

+ Cả người lớn và trẻ em em đều có nguy cơ bị nhiễm giun nhưng trẻ em thường bị nhiễm giun nhiều hơn. Do đó bố mẹ nên quan tâm đến việc tẩy giun cho trẻ.

+ Trẻ nhỏ thường chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân nên rất dễ bị nhiễm giun.

+ Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh nguồn nước bị ô nhiễm

+ Trẻ có thói quen mút ngón tay hoặc không được rửa sạch tay thường xuyên

Uống thuốc giun khi nào?

Nên uống thuốc tẩy giun khi nào? Câu trả lời là khi thấy cơ thể có những biểu hiện nhiễm giun. Các biểu hiện nhiễm giun bao gồm:

nên uống thuốc tẩy giun khi nào

+ Hay bị đau bụng, có thể bị nhầm lẫn rồi đau dạ dày

+ Thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy

+ Phân có thể nhớt, hay có máu.

+ Hay bị ngứa hậu môn không rõ nguyên nhân

+ Thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn

+ Đau bụng dưới đau quanh rốn, đau vùng thượng vị do ruột có quá nhiều giun

+ Chán ăn, dị ứng thức ăn

+ Da xanh xao, mệt mỏi

+ Kém tập trung, ngủ không ngon

+ Bụng căng cứng

Trong các biểu hiện trên thì biểu hiện dễ nhận thấy nhất là bụng căng cứng và ngứa hậu môn. Khi có những biểu hiện này, bạn nên đi khám hoặc nghĩ đến việc mình bị nhiễm giun.

Đối với trẻ nhỏ bị nhiễm giun, trẻ sẽ có những biểu hiện như:

+ Ngủ không sâu, thường xuyên quấy khóc

+ Bụng to và căng cứng

+ Ngứa hậu môn

+ Trẻ đi ngoài phân lỏng hay thường xuyên bị đau bụng, đau quanh vùng rốn

Ngoài ra, khi giun chuyển vào phổi người bệnh có thể có các dấu hiệu như thở khò khè, đau tức ngực, khó thở.

Uống thuốc tẩy giun như thế nào cho hiệu quả?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, giun sán lây nhiễm chủ yếu qua đường tiêu hóa với trung gian là bàn tay. Khi một thành viên trong gia đình nhiễm giun thì những thành viên khác cũng rất dễ bị nhiễm theo. Vì vậy nên tẩy giun cho cả gia đình để đem lại hiệu quả tốt nhất.

nên uống thuốc tẩy giun khi nào

Các loại thuốc tẩy giun có tác dụng ức chế và ngăn cản các loại giun tiêu thụ chất dinh dưỡng. Thông thường, nếu tẩy giun cho cả gia đình nên tẩy định kỳ từ 4 đến 6 tháng 1 lần.

Thời điểm uống thuốc tẩy giun không quá quan trọng. Bạn có thể uống bất kỳ lúc nào, dù bụng đói hay no. Khi tẩy giun, có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng lâm râm, buồn nôn. Vì vậy bạn có thể uống thuốc sau khi ăn. Tuy nhiên để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên uống thuốc vào lúc đói hoặc sau khi ăn 2 giờ.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun

Dưới đây là một số cách để giảm tác dụng phụ và những khó chịu khi sử dụng thuốc tẩy giun:

+ Ăn nhẹ trước khi tẩy giun để không có cảm giác chán ăn, buồn nôn

+ Sau khi uống thuốc tẩy giun, bạn nên theo dõi phân để biết kết quả. Các loại thuốc tẩy giun hiện nay là thuốc khiến giun tự tiêu trong phân nên bạn sẽ không nhìn thấy nguyên con giun bị đào thải ra ngoài.

+ Nếu gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như buồn nôn, mất ngủ, mệt mỏi, da xanh thì bạn nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra.

+ Các đối tượng không được sử dụng thuốc tẩy giun tùy tiện: Phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người dị ứng với các thành phần của thuốc, bệnh nhân bị suy gan, nhiễm độc tủy xương

+Nếu có ý định mang thai, bạn nên uống thuốc tẩy giun trước 4 tháng để không gây hại cho thai nhi.

Chế độ ăn uống sau khi tẩy giun

Để bảo vệ sức khỏe đường ruột sau khi tẩy giun, bạn cần lưu ý khi ăn uống như sau:

+ Ngay sau khi tẩy giun, bạn không nên uống rượu bia và các chất đồ uống có cồn.

+ Bạn nên ăn các thực phẩm đã được nấu chín, uống sôi, không sử dụng thực phẩm để lâu trong tủ lạnh.

+ Chú ý nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.

+ Vệ sinh tay sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh.

+ Hạn chế ăn đồ ngọt sau khi uống thuốc tẩy giun.

+ Đối với trẻ nhỏ, bạn nên rửa sạch đồ chơi và không cho trẻ chơi ở những môi trường có nhiều đất cát, ngăn không cho trẻ đưa tay lên miệng.

+ Diệt ruồi gián hàng ngày vì chúng chính là nguồn lây nhiễm giun.

Trên đây là thông tin giải đáp nên uống thuốc tẩy giun khi nào và những lưu ý liên quan đến việc tẩy giun. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích liên quan đến việc tẩy giun và chăm sóc sức khỏe đường tiêu hóa.