Ở cữ sau sinh đúng cách từ A đến Z
Ngày đăng: 6.03.2021
Tư vấn y khoa: Bùi Ngọc Lâm
Chị em phụ nữ cần nghỉ ngơi chơi sau một thời gian dài mang thai và sinh con để khôi phục lại sức khỏe của mình. Khoảng thời gian này chính là thời gian kiêng cữ sau sinh. Vậy trong thời gian ở cữ bạn cần chú ý những gì. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn ở cữ sau sinh đúng cách từ A đến Z.
Các mẹ cần kiêng cữ sau sinh trong thời gian bao lâu?
Trong thời gian sinh con, chị em phải mất rất nhiều sức lực, nhiều trường hợp gặp phải rủi ro thai kỳ. Do đó sau khi sinh xong cần một khoảng thời gian nhất định chị em mới có thể làm lành những thương tổn, khôi phục trạng thái sức khỏe của mình như trước kia.
Vì điều này, thời gian ở cữ đối với chị em phụ nữ rất quan trọng. Nếu không nghiêm túc thực hiện kiêng cữ sau sinh, chị em có thể gặp phải những vấn đề hậu sản như băng huyết, nhức xương khớp, rách vết mổ tầng sinh môn… Các chuyên gia cho rằng thời gian ở cữ sau sinh tốt nhất cho các sản phụ là một tháng.
Ở cử sau sinh đúng cách từ A đến Z
Những điều bạn cần tuân theo để kiêng cữ đúng cách sau sinh bao gồm:
Ăn uống đầy đủ dưỡng chất
Thời gian ở cữ là thời gian nuôi con bằng sữa, do đó bạn cần bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Loại chất mà bạn cần bổ sung nhiều nhất là canxi, protein, axit folic, vitamin, khoáng chất… Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm sao cho các nhóm chất được cân đối.
Bạn cần chú ý chọn những thực phẩm dễ tiêu, ăn chín uống sôi, ăn khi còn nóng để đảm bảo trao đổi chất lành mạnh trong cơ thể. Ngoài ra bạn cần chú ý kiêng các loại thực phẩm sau:
– Những thực phẩm cay nóng, thực phẩm có mùi như rau mùi, cá tanh, bạc hà, thực phẩm nhiều gia vị… khiến Sữa mẹ bị ảnh hưởng.
– Thực phẩm và đồ uống chứa caffein: Đây là chất làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.
– Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Nhóm thực phẩm này chứa các axit béo không tốt cho cơ thể, đồng thời gây khó tiêu.
– Thực phẩm có tính hàn, thực phẩm chua: Làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
– Cải bẹ xanh, cải đắng: Những thực phẩm này dễ khiến bạn bị són tiểu sau sinh.
– Đồ ăn lên men, đồ ăn mặn, đồ ăn sống: Những loại thực phẩm này khiến bạn dễ mắc phải ký sinh trùng hoặc vi khuẩn.
– Lòng trắng trứng, thịt bò, gạo nếp, rau muống: Đây là những thực phẩm khiến vết mổ dễ bị thành sẹo hoặc gây mủ.
– Đồ uống có cồn, rượu bia: Những loại đồ uống này khiến sản phụ bị cao huyết áp. Đồng thời chúng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ và sức khỏe của bé.
Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc nặng
Sản phụ nên nghỉ ngơi ở trong phòng, không nên ra ngoài nhiều trong thời kỳ ở cữ. Nhưng bạn cũng cần giữ cho phòng luôn sạch sẽ và khô thoáng. Thi thoảng bạn đừng quên vận động nhẹ nhàng, tránh nằm một chỗ quá nhiều.
Bên cạnh đó bạn cũng cần tránh xa những hoạt động nặng, không luyện tập thể dục quá sức. Hoạt động mạnh trong thời kỳ này có thể gây ra tình trạng sa tử cung.
Kiêng quan hệ tình dục
Sau khi sinh con, vết mổ tầng sinh môn cũng như âm đạo tử cung của bạn chưa hồi phục hoàn toàn. Việc quan hệ tình dục có thể làm ảnh hưởng, gây bục vết rách tầng sinh môn, đau rát âm đạo, ảnh hưởng đến tử cung… Do đó bạn cần kiêng quan hệ tình dục từ 4 đến 6 tuần.
Chú trọng giấc ngủ
Ngủ đủ giấc trong thời gian ở cữ có thể giúp sản phụ lấy lại được sức khỏe sau những ngày mệt mỏi. Điều này cũng giúp vú của sản phụ hoạt động hiệu quả, tăng tiết sữa cho con bú. Ngoài ra những giấc ngủ trọn vẹn sẽ giúp sản phụ giảm tình trạng trầm cảm sau sinh.
Để dễ ngủ hơn, bạn có thể bật nhạc nhẹ với âm lượng vừa phải, sao cho không làm ảnh hưởng đến em bé.
Tắm rửa, giữ vệ sinh cá nhân
Trong khoảng 2 đến 3 ngày đầu sau sinh bạn nên tránh tiếp xúc với nước. Đến ngày thứ tư bạn có thể tắm gội để loại bỏ vi khuẩn có hại trên da. Tuy nhiên khi tắm bạn cần sử dụng nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh. Việc dùng nước lạnh để tắm gội khiến bạn dễ nhiễm lạnh và bị cảm. Quá trình tắm gội cần diễn ra nhanh ở nơi kín gió, không được ngâm nước lâu.
Tắm xong bạn hãy lau khô người toàn thân, sau đó nhanh chóng mặc quần áo để giữ ấm cơ thể.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng các phương pháp xông hơi dân gian như dùng vỏ bưởi, vỏ cam, lá tía tô… Việc xông hơi với các thảo dược này sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và làm ấm cơ thể.
Chú ý tư thế ngồi, nằm sau khi sinh
Sau khi sinh, nếu nằm ngủ bạn cần tránh tư thế nằm ngửa vắt chân. Tư thế này dễ khiến tử cung của bạn bị ảnh hưởng và chậm hồi phục, thậm chí có thể sa tử cung hoặc làm sản dịch chảy ra ngoài. Tương tự khi ngồi bạn cũng cần tránh ngồi xổm. Khi nằm hoặc ngồi nếu thấy đau nhức, hãy chườm nóng vùng lưng bạn hoặc sau đầu gối, nhờ đó bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Tránh căng thẳng, mệt mỏi
Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi ở người mẹ có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khiến bé bé quấy khóc và chậm lớn. Do đó hãy chú ý dành cho mình thời gian để nghỉ ngơi, thuê người giúp việc hỗ trợ nếu cần thiết.
Không sử dụng thuốc bừa bãi
Việc sử dụng thuốc bừa bãi đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa của bạn. Vì thế nếu cần dùng thuốc bạn hãy tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Tránh xa các thiết bị điện tử
Các thiết bị điện tử như tivi, máy tính bảng, laptop, điện thoại… đều ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ sau khi sinh. Do đó bạn cần hạn chế tiếp xúc các thiết bị điện tử này trong thời gian ở cữ.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Nhiều sản phụ có thói quen ôn hôn hoặc thơm bé. Tuy nhiên nếu không vệ sinh răng miệng cẩn thận bạn có thể làm lan truyền vi khuẩn sang cho bé. Do đó hãy đảm bảo vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng và súc miệng nước muối mỗi ngày.
Một số lưu ý nhỏ khác
Vào mùa đông bạn cần giữ ấm cơ thể cẩn thận bằng cách quàng khăn, mặc áo ấm, đi tất chân đầy đủ. Mùa hè đến bạn có thể mặc quần áo cộc, được bật quạt nhưng phải tránh để gió thốc thẳng vào mặt. Nếu mở cửa sổ chỉ nên mở hé, không nên để mở quá to. Bạn cũng cần sắp xếp giường tránh xa cửa sổ, để tránh gió lùa khiến bạn và bé bị ảnh hưởng.
Vào buổi sáng bạn nên cho bé ra ngoài tắm nắng và thư giãn cơ thể, không nên nằm một chỗ quá lâu.
Phương pháp ở cữ phản khoa học mà các mẹ sau sinh cần tránh
Từ xa xưa, trong dân gian có rất nhiều quan niệm khác nhau về cách ở cữ. Có nhiều quan niệm trong số đó phản khoa học và không đáng tin. Cụ thể, những hương pháp ở cữ phản khoa học mà các mẹ sau sinh cần tránh là:
Kiêng tắm gội trong một tháng
Người xưa cho rằng việc kiêng tắm gội càng lâu càng tốt có thể giúp sản phụ tránh tình trạng đau ốm, rụng tóc, cảm lạnh về sau. Tuy nhiên theo các chuyên gia, điều này sẽ khiến cơ thể bạn tích tụ nhiều vi khuẩn, nấm ngứa… gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn không nên kiêng tắm gội hoàn toàn mà cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng nước ấm. Điều quan trọng là là trong và sau khi tắm rửa, bạn phải giữ ấm cơ thể, không để bị nhiễm lạnh.
Kiêng ra ngoài
Người xưa cho rằng chị em sau khi sinh cần nằm im trong phòng và đóng kín cửa. Tuy nhiên điều này có thể khiến cho căn phòng trở nên ẩm thấp, tạo điều kiện cho tác nhân gây hại phát triển, gây bệnh cho cả hai mẹ con. Do đó bạn hãy để phòng thoáng khí, thi thoảng ra ngoài tắm nắng vận động nhẹ nhàng để cơ thể khỏe mạnh.
Nằm than, hơ nóng
Dân gian cho rằng để làm ấm người và hạn chế nhiễm bệnh về sau, sản phụ nên nằm than. Tuy nhiên đây là quan niệm hết sức sai lầm bởi than cháy sẽ sinh ra nhiều khí CO2. Đây là loại khí có thể gây độc cho cả hai mẹ con.
Kiêng nói chuyện
Người xưa cũng cho rằng việc nói nhiều sau sinh có thể khiến sản phụ dễ bị nói nhịu sau này. Quan niệm này không có cơ sở khoa học. Bạn nên giữ giao tiếp bình thường để tránh stress sau sinh, miễn là không nói quá to vì có thể làm ảnh hưởng tới thanh quản.
Uống nước tiểu trẻ em
Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước tiểu trẻ em có thể gọi sữa về. Đây cũng là quan niệm sai lầm, nếu thực hiện có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.
Khi nào các mẹ cần đi khám?
Trong những tháng ngày ở cữ bạn cần theo dõi dấu hiệu cơ thể. Nếu thấy một trong những biểu hiện bất thường sau hãy đến cơ sở y tế thăm khám ngay:
– Lên cơn sốt với nhiệt độ lớn hơn 38 độ C.
– Ra sản dịch nhiều bất thường, trong sản dịch chứa nhiều cục máu đông.
– Thị lực thay đổi, thấy ảo giác, đau đầu dữ dội.
– Vết rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ chảy mủ, sưng đỏ, đau rát…
– Núm vú bị chảy máu, bị nứt hoặc viêm vú.
– Tiết dịch âm đạo bất thường, có mùi hôi khó chịu.
– Đi tiểu khó khăn, tiểu són, tiểu buốt…
– Đau bụng, đau âm đạo, đau ngực, buồn nôn hoặc nôn, ho…
– Gặp phải tình trạng trầm cảm sau sinh, có ý nghĩ làm hại em bé hoặc tự sát.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức ở cữ sau sinh đúng cách từ A đến Z. Đây là một giai đoạn nhạy cảm đối với sản phụ, vì thế bạn cần lưu ý chăm sóc cơ thể thật tốt. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho cả mình và bé yêu.