Bà bầu ăn gì để con thông minh
Ngày đăng: 2.03.2021
Tư vấn y khoa: Bs Trần Văn Vỵ
Khi mang thai, bên cạnh việc khám thai định kỳ, các bà bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để sau 9 tháng 10 ngày “mẹ tròn con vuông”. Đồng thời để bé được thông minh và khỏe mạnh hơn. Nếu ăn uống không đủ dưỡng chất hoặc quá thừa chất dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu ăn gì để con thông minh? Dưới đây là chế độ dinh dưỡng mà chị em có thể tham khảo.
Bà bầu ăn gì để con thông minh?
Tháng thứ 1: Tháng đầu thai kỳ, cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tăng lên khiến chị em có cảm giác buồn nôn. Lúc này, chị em cần có chế độ ăn uống đủ chất vừa làm dịu cơn thai nghén (ốm nghén).
+ Ăn một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15 phút trước khi ra khỏi giường như bánh quy mặn, hạt ngũ cốc, trái cây sấy khô…
+ Chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 6 bữa ăn mỗi ngày.
+ Chọn thực phẩm dễ tiêu, kết hợp tinh bột cùng protein từ thịt gà. Nên uống thêm sữa ít béo, bổ sung thực phẩm từ sữa vào buổi sáng và tối.
+ Uống nước giữa các bữa ăn, không nên vừa uống vừa ăn.
+ Tránh món ăn chiên qua dầu mỡ, rán, ngọt hoặc cay.
Trong tháng đầu thai kỳ, chị em nên uống axit folic từ rau xanh đậm, bánh mỳ, ngũ cốc, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, rau sống…
+ Tháng thứ 2: Trong 3 tháng đầu, bạn chỉ cần tăng 1-2kg là đủ. Chị em áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tăng cân khi mang thai để giúp thai nhi phát triển với tốc độ vượt trội.
Lưu ý rằng, tăng cân không phải là ăn gấp đôi, mà phải ăn thêm để đảm bảo lượng caloria cần thiết hàng ngày tăng khoảng 300. Thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai trong suốt thai kỳ, nhất là tháng thứ 2 nên đa dạng, gồm các loại ngũ cốc, bánh mỳ, trái cây, sản phẩm từ sữa,thịt và các loại đậu. Nhớ uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày để tăng lượng canxi.
+ Tháng thứ 3: Sang tháng thứ 3, chị em đã quen với việc bản thân đang mang trong mình một “hình hài” nhỏ bé, tình trạng ốm nghén giảm dần, từ đó có cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Sau cột mốc 3 tháng, mỗi tuần bạn sẽ tăng khoảng 0,5kg. Ăn nhiều rau, trái cây trong bữa ăn. Giảm đồ ăn vặt nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thay vào đó chọn món giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất như trái cây khô, các loại hạt.
Nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, bổ sung thêm nước trái cây, súp, canh. Lượng sữa ít béo giàu canxi tăng 3-4 ly/ngày.
+ Tháng thứ 4: Lúc này, bụng bắt đầu “to” lên. Thời gian tháng thứ 4, chị em cần bổ sung thực phẩm giàu sắt do sự gia tăng lưu lượng máu dẫn đến nhu cầu cần chất sắt cao.
Nguồn thực phẩm giàu sắt như thịt gà, đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường hấp thụ chất sắt, bạn nên bổ sung vitamin C từ cam chanh, dưa hấu, bông cải xanh trong thực đơn hàng ngày. Tuyệt đối không bỏ bữa hay nhịn ăn, cứ 4 giờ đồng hồ, bà bầu cần nạp thêm thức ăn vào cơ thể.
+ Tháng thứ 5: Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai trong suốt thai kỳ, đến tháng thứ 5, chị em cần hạn chế ăn mặn, giảm lượng muối, tránh ăn thực phẩm nhiều muối như khoai tây chiên, đồ ăn sẵn, dưa chua, thịt xông khói…
Nên uống 8 ly nước mỗi ngày và thêm các loại nước ép trái cây khác. Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể lọc bỏ những chất lỏng không cần thiết. Nên bổ sung thêm canxi, uống 2 ly sữa và thêm 2 phần ăn chế biến từ sữa vào thực đơn. Hạn chế đồ ăn ngọt.
+ Tháng thứ 6: Bạn đã đi được 1/3 chặng đường chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai trong suốt thai kỳ. Đến tháng thứ 6, đây là khoảng thời gian bạn đói liên tục, do thai nhi đã lớn và cần nhiều dinh dưỡng hơn.
Nên đáp ứng cơn đói bằng các sản phẩm thiết yếu như ngũ cốc, trái cây, sữa và sản phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Chọn thực phẩm chứa carbohyrate có trong yến mạch, gạo nâu. Nhớ uống vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
+ Tháng thứ 7: Bạn sắp về đích, nên cần chú trọng đến chế độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.
Nên bổ sung dinh dưỡng bằng cách ăn nhẹ 3 giờ/lần, không ăn quá no hoặc để quá đói, tránh thức ăn chiên qua dầu mỡ, rán, thức ăn cay. Hạn chế sản phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, nên vận động, đi lại nhiều để tránh phù nề tay chân, cản trở lưu thông máu. Ăn nhiều chất xơ có trong rau củ quả, cần ăn nhiều thịt gà, thịt đỏ và đừng quên bổ sung vitamin C.
+ Tháng thứ 8: Lúc này, bà bầu cần dành thời gian nghỉ ngơi, tận hưởng, không làm việc nặng hay những công việc áp lực, stress. Bổ sung omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là điều rất quan trọng. Sự tăng trưởng kích thước cơ thể và phát triển trí não của trẻ nhanh nhất trong giai đoạn này. Omega-3 thường có trong các loại hạt, quả óc chó, cá hồi…
+ Tháng 9: Như vậy, bạn gần như đã trải qua chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai suốt thai kỳ. Thời gian tháng cuối cùng thai kỳ dễ bị chị em lơ là, thực tế, lúc này là thời điểm thai nhi phát triển với tốc độ chóng mặt nên cần dinh dưỡng đa dạng.
Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa, tránh nhịn ăn, bỏ bữa. Tiêu thụ thêm canxi để giữ hệ thống xương chắc khỏe, đồng thời chuẩn bị sữa cho con bú. Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề.
Nên bổ sung rau, trái cây xanh, nạp nhiều chất béo lành mạnh, không ăn đồ ăn giàu chất béo chiên trong dầu mỡ để tránh tăng cân quá nhiều. Bổ sung chất sắt để ngăn ngừa thiếu máu, bổ sung omega-3 giúp trí não bé phát triển toàn diện. Tuyệt đối không ăn thức ăn sống, chưa chín, đặc biệt là uống vitamin theo chỉ định của bác sĩ.
Trên là chia sẻ về bà bầu ăn gì để con thông minh mà chị em có thể tham khảo. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bà bầu có sức khỏe tốt để đảm bảo sự phát triển cho bé, sau 9 tháng 10 ngày sẽ “mẹ tròn con vuông”.