Bà bầu ăn hồng được không?
Ngày đăng: 1.03.2021
Tư vấn y khoa: Bùi Ngọc Lâm
Hồng là một loại quả rất giàu dinh dưỡng, có vị ngọt thanh, giòn nên được nhiều người ưa thích, trong đó có các mẹ bầu. Vậy các bà bầu ăn hồng được không? Đây là mối quan tâm của rất nhiều chị em đang mang thai vì để đảm bảo có thực sự tốt với mẹ và bé hay không.
– Tổng đài tư vấn: 02437.152.152
– Tư vấn trực tuyến 24/24 giờ: [CHAT VỚI BÁC SĨ]
Hồng có giá trị dinh dưỡng cao, bao gồm các thành phần: Năng lượng, vitamin C, chất khoáng Canxi, chất xơ thực phẩm, chất béo, carbohydra, đường, chất béo bão hòa, chất đạm, Natri, sắt…
Bà bầu ăn hồng được không?
Tổng đài tư vấn 02437.152.152 nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến sức khỏe chị em mang thai, trong đó có câu hỏi “bà bầu ăn hồng được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định: “Bà bầu hoàn toàn có thể ăn bầu. Đặc biệt là hồng ngâm và hồng đỏ chứa khá nhiều khoáng chất như mangan giúp điều hòa thần kinh và tăng cường sự phát triển toàn diện cho trẻ.
Dưới đây là những lợi ích khi các bà bầu ăn hồng:
– Chống nhiễm trùng: Hồng chứa nhiều chất catechins và polyphenolic có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và chống nhiễm trùng hiệu quả.
– Tăng cường sức đề kháng: Hồng chứa nhiều vitamin C, sắt, kẽm, đồng…rất tốt cho sức khỏe. Vitamin C giúp bà bầu tăng cường sức đề kháng, chất sắt giúp da hồng hào, cải thiện rụng tóc.
– Ổn định lượng đường trong máu: Chất xơ trong quả hồng có tác dụng kiểm soát sự thèm ăn của bạn, điều chỉnh và ổn định lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, hồng có lượng tannin có tác dụng ngăn ngừa tiêu chảy, cải thiện hệ tiêu hóa.
– Giảm nguy cơ ung thư: Hồng chứa một lượng beta caroten, axit betulinic được nghiên cứu có tác dụng giảm nguy cơ ung thư.
Những lưu ý khi bà bầu ăn hồng
Tuy có nhiều lợi ích khi bà bầu ăn hồng, nhưng nếu ăn không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Dưới đây là những điều mà chị em mang thai khi ăn hồng cần lưu ý:
+ Không ăn lúc đói: Không chỉ hồng mà hầu hết các loại hoa quả thì chị em không nên ăn lúc đói. Vì lúc đói, dạ dày sẽ tiết ra lượng axit nhiều, kết hợp với các chất trong hoa quả tạo chất kết tủa, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nguy cơ dễ mắc các bệnh dạ dày. Đặc biệt, quả hồng chứa nhiều pectin và axit tannin nếu kết hợp với axit trong dạ dày sẽ tạo ra kết tủa cực mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến dạ dày và hệ tiêu hóa.
+ Hạn chế ăn hồng khi bị tiểu đường: Như chúng ta đã biết, quả hồng có lượng đường cao (khoảng 10%) và dễ hấp thụ. Nếu chị em mang thai bị tiểu đường thì nên hạn chế ăn hồng để tránh tình trạng tăng đường trong máu và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
+ Nên ăn hồng bỏ vỏ: Vỏ chứa nhiều chất tannin có thể tạo chất kết tủa khi gặp axit dạ dày. Do đó, mẹ bầu ăn hồng nên bỏ vỏ để tránh ảnh hưởng sức khỏe, cũng như tạo được vị ngon ngọt của hồng.
+ Không ăn hồng kết hợp với thịt ngỗng, tôm cua cá…Vì protein kết hợp với tannin tạo thành protein axit tannin, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm tính mạng.
+ Hồng và rượu: Rượu sẽ kết hợp với chất tannin tạo thành chất sền sệt, đồng thời kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông dẫn đến tắc ruột. Đặc biệt, chị em mang thai tuyệt đối không uống rượu vì có thể gây tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu nguy hiểm tính mạng.
Trên đây là những thông tin bổ ích giải đáp thắc mắc câu hỏi “bà bầu ăn hồng được không?” mà nhiều chị em cũng như người thân mẹ bầu khi gọi đến tổng đài tư vấn chăm sóc sức khỏe 02437.152.152 (24/24 giờ). Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bà bầu có chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm đảm bảo sức khỏe người mẹ và sự phát triên ổn định của thai nhi. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.