Các giai đoạn của bệnh sùi mào gà

Ngày đăng: 19.06.2021

Tư vấn y khoa: Bùi Ngọc Lâm

Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội điển hình khiến nhiều người lo lắng khi nhắc đến tên. Nắm được các giai đoạn của sùi mào gà là cách để bạn nhận biết các triệu chứng của căn bệnh này rõ ràng hơn. Vậy sùi mào gà có những giai đoạn phát triển bệnh như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé! 

Kiến thức cơ bản về bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục trên người, do thủ phạm là Virus Human papilloma (HPV) gây ra. Loại virus này có hơn 20 chủng, trong đó nguy hiểm nhất là HPV loại 6, 11, 16, 18.

Bệnh sùi mào gà khiến người bệnh mọc lên các mụn cóc, u nhú, hột cơm tại cơ quan sinh dục. Căn bệnh này lây truyền qua con đường giao hợp không được bảo vệ, đặc biệt với hình thức dương vật – hậu môn. Ngoài ra, tiếp xúc trực tiếp với những nơi có sang chấn trên biểu mô của người bệnh cũng khiến bạn mắc bệnh.

Các giai đoạn của sùi mào gà

Sau khi virus HPV xâm nhập vào trong cơ thể người bệnh, sùi mào gà sẽ diễn ra với năm giai đoạn như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Virus HPV có một thời gian ủ bệnh dài trong cơ thể người bệnh, thông thường từ 2 tới 9 tháng. Trong thời gian này, bệnh không có biểu hiện gì rõ ràng nên hầu như không ai có thể phát hiện ra tình trạng của mình. Sau khoảng thời gian đó, những triệu chứng đầu tiên mới xuất hiện.

Sùi mào gà khởi phát khi nào? – Giai đoạn 1

Sau giai đoạn ủ bệnh virus HIV bắt đầu tấn công tới khu vực biểu mô nơi chúng cư trú, gây ra những triệu chứng đầu tiên của bệnh sùi mào gà.

Lúc này người bệnh nam giới sẽ mọc lên các mụn sùi, u nhú trên bao quy đầu, dương vật, niệu đạo, khu vực bìu, bẹn và xung quanh hậu môn…

Đối với người nữ, mụn sùi xuất hiện ở môi bé, môi lớn, hậu môn, âm đạo, âm hộ, thậm chí còn có trường hợp lan tới tử cung.

Người bệnh có thể quan sát thấy nốt sùi mào gà hồng nhạt hoặc màu trắng. Các mụn này không gây đau đớn, không gây ngứa ngáy, chỉ mọc riêng lẻ, chạm vào dễ khiến hột bị vỡ ra và chảy máu…

Sùi mào gà phát triển khi nào? – Giai đoạn 2

Trong giai đoạn đầu nếu không sớm điều trị, các nốt sùi mào gà sẽ phát triển tiếp và phủ kín lấy khu vực sinh dục, dẫn tới giai đoạn 2. Các mụn liên kết với nhau, tạo thành mạng rõ rệt hình hoa mào gà hoặc hoa súp lơ .

Đây là thời điểm mụn sùi cực kì dễ vỡ, gây chảy máu và chảy mủ, bốc mùi hôi khó chịu. Chúng dễ bội nhiễm và lây lan.

Sùi mào gà biến chứng khi nào? – Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn các nốt sùi mào gà đã viêm loét, rỉ mủ và máu, gây ngứa ngáy khó chịu, đau rát. Đặc biệt, chúng bắt đầu biến chứng, gây ra tình trạng viêm nhiễm ở các cơ quan khác. Vì thế người bệnh sùi mào gà thường mắc thêm viêm bao quy đầu, viêm quy đầu (với nam giới), viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… (với nữ giới).

Không chỉ tác động và tấn công, phá hủy tế bào biểu mô, ở giai đoạn này virus HPV còn xâm nhập vào trong máu. Lúc này nó sẽ tấn công các cơ quan khác như như gan, thận, tim, phổi… khiến người bệnh suy kiệt sức khỏe, suy giảm hệ miễn dịch.

Sùi mào gà tái phát khi nào? – Giai đoạn 4

Sùi mào gà sau khi điều trị có thể biến mất một thời gian. Tuy nhiên sau đó người bệnh hoàn toàn có khả năng tái phát trở lại. Điều này là do virus HPV không bị tiêu diệt hoàn toàn nên khởi động một chu kỳ mới của bệnh.

Thường những bệnh nhân có sức đề kháng yếu dễ mắc sùi mào gà tái phát. Nhiều trường hợp trong số đó đó trở nên trầm trọng hơn so với thời điểm sùi mào gà nguyên phát.

Để tránh tình trạng giai đoạn 4 xảy ra, bạn cần chữa bệnh cận thận, tái khám định kỳ tại cơ sở y tế. Trong đời sống tình dục cũng nên giữ gìn bản thân, sử dụng các biện pháp bảo hộ khi quan hệ tình dục.

Sùi mào gà có tự khỏi không?

Nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết sùi mào gà có tự khỏi được không? Theo các chuyên gia điều này là không thể, bởi lẽ virus HPV không thể tự biến mất trong cơ thể người bệnh. Thậm chí các biện pháp điều trị sùi mào gà được áp dụng trong y tế hiện nay cũng không thể triệt để tiêu diệt hoàn toàn căn bệnh này.

Điều này là do virus HPV khu trú máu bệnh nhân. Khi đó, các biện pháp như đốt điện, chiếu laser, áp lạnh bằng nitơ… chỉ tác động được các sang thương trên niêm mạc và bề mặt da. Chúng tiêu diệt được các nốt mụn sùi mào gà nhưng không ức chế và tiêu diệt được virus.

Vì lý do này, người bệnh sau khi chữa sùi mào gà tại cơ sở y tế được khuyên cần tái khám thường xuyên. Quá trình tái khám sẽ giúp các chuyên gia đánh giá tình hình hồi phục, cũng như khả năng tái phát bệnh của bạn.

Làm sao để khắc phục bệnh sùi mào gà?

Khi thấy có dấu hiệu của bệnh sùi mào gà bạn cần đến cơ sở y tế điều trị ngay, không nên trông chờ rằng sùi mào gà có thể tự khỏi. Sau khi kiểm tra tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị nhằm giúp bạn hồi phục.

Bác sĩ đang tư vấn cho nam bệnh nhân về việc điều trị bệnh sùi mào gà

Tuy không có biện pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn sùi mào gà, nhưng vẫn có biện pháp giúp bạn ức chế căn bệnh này một cách tối đa, hạn chế tái phát bệnh. Đó là biện pháp phá hủy mô đích chọn lọc ALA – PDT. Cụ thể, đây là biện pháp sử dụng ánh sáng để tác động đến các mô tổn thương và phá hủy chúng. Biện pháp này bảo vệ mô lành một cách tối đa nên bạn không cần lo lắng.

Ưu điểm của biện pháp ALA – PDT trong điều trị sùi mào gà là:

– Tỷ lệ sạch tổn thương cao.

– Thực hiện nhanh chóng, chỉ mất 15 đến 20 phút.

– Hạn chế gây đau đớn và chảy máu.

– Thời gian phục hồi nhanh.

– Tỷ lệ tái phát thấp.

– Không để lại sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ cho vùng kín sinh dục.

Nếu tích cực tuân thủ theo phác đồ điều trị, bạn có thể ngăn ngừa căn bệnh này gây ra biến chứng nguy hiểm, tránh tái phát hoặc gây lây lan cho người khác.

Hi vọng bạn đã nắm rõ các giai đoạn phát triển của sùi mào gà qua bài viết trên. Sùi mào gà là căn bệnh phát triển rất nhanh chóng. Vì lý do đó, bạn cần thăm khám y tế ngay khi thấy dấu hiệu bệnh. Nếu để càng lâu, tổn thương do sùi mào gà gây ra sẽ càng nghiêm trọng và việc điều trị càng thêm khó khăn.