Sùi mào gà ở nữ
Ngày đăng: 11.06.2021
Tư vấn y khoa: Bùi Ngọc Lâm
Bệnh sùi mào gà ở nữ là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh. Bệnh không chỉ khiến chị em tự ti mà còn gây nhiều chiến chứng nguy hiểm. Do đó, chị em cần nắm rõ những thông tin về bệnh để phòng và điều trị bệnh kịp thời.
Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp bệnh sùi mào gà là gì? Các triệu chứng nhận biết, nguyên nhân gây bệnh. Cũng như các phương pháp điều trị hiện nay. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Sùi mào gà nữ là gì?
Sùi mào gà là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục, thuộc nhóm bệnh tình dục (STDs) do virus Humanpapolima gây ra (tên viết tắt là HPV).
Theo nghiên cứu, HPV là chủng virus chuyên gây các nốt u nhú trên cơ thể người. Tuy nhiên, nó chỉ gây bệnh vào niêm mạc da chứ không tấn công vào các bộ phận khác trong cơ thể.
Hiện nay, có hơn 100 type HPV khác nhau. Phần lớn các type HPV không gây nguy hiểm cho tính mạng. Tuy nhiên, một số type HPV như 16, 18… có thể biến chứng gây bệnh ung thư.
Nữ giới trong độ tuổi sinh sản là những đối tượng có nguy cơ dễ lây nhiễm sùi mào gà. Đặc biệt, những người có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Tại sao nữ giới bị sùi mào gà?
Nguyên nhân vì sao nữ giới bị sùi mào gà? Đó là do virus HPV lây nhiễm từ cơ thể người bệnh sang cơ thể người nữ giới qua các con đường:
+ Quan hệ tình dục không an toàn dưới mọi hình thức (qua âm đạo, hậu môn, miệng…)
+ Qua tiếp xúc, sử dụng chung các đồ dùng cá nhân có chứa mầm bệnh của người bị sùi mào gà.
+ Lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn mang thai và sinh nở tự nhiên.
Triệu chứng sùi mào gà ở nữ giới
Theo các chuyên gia bệnh xã hội, bệnh sùi mào gà rất dễ lây nhiễm. Chỉ cần một lần quan hệ không an toàn với người mắc bệnh là các chị em hoàn toàn có khả năng mắc bệnh.
Tuy nhiên, virus HPV khi xâm nhập vào cơ thể không gây bệnh ngay. Nó sẽ có thời gian ủ bệnh kéo dài trong khoảng từ 2 – 9 tháng. Tùy vào cơ địa của từng người mà triệu chứng sùi mào gà ở nữ sẽ xuất hiện vào các thời điểm khác nhau.
+ Khi hết thời gian ủ bệnh, ở vị trí bị nhiễm bệnh trên cơ thể nữ giới sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ, li ti. Chúng thường có màu hồng nhạt, màu trắng, mềm, có đầu nhọn, có cuồng và thường mọc đơn lẻ.
+ Các nốt u nhú này sẽ phát triển dần về kích thước, có xu hướng liên kết lại với nhau thành từng cụm lớn, bé khác nhau. Hình dạng trông giống hoa mào gà hay súp lơ.
+ Các cụm sùi mào gà không gây đau, gây ngứa. Khi dùng tay sờ vào sẽ có cảm giác sần sùi, thô ráp và ẩm ướt.
+ Đôi khi, các nốt sùi có thể bị vỡ ra gây chảy máu, khiến người bệnh đau đớn, ngứa rát.
+ Đặc biệt, ở giai đoạn nặng, các tổn thương do sùi mào gà có thể gây tình trạng tiết dịch âm ỉ giống mủ, gây mùi khó chịu cho cơ thể.
+ Trong hầu hết các trường hợp các nốt sùi có thể sự khô lại, rụng xuống nhưng lại tái phát lại nhanh khi không được chữa trị triệt để.
So với các triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nam giới, các biểu hiện bệnh sùi mào gà ở nữ thường khó phát hiện hơn. Điều này khiến cho việc chữa trị bệnh gặp khó khăn do bệnh kéo dài hay tiến triển sang giai đoạn nặng.
Sùi mào gà nữ thường mọc ở đâu?
Nhiều người thường nhầm tưởng các nốt sùi mào gà chỉ mọc ở cơ quan sinh dục. Trên thực tế, sùi mào gà có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như:
+ Ở cơ quan sinh dục nữ: Nốt sùi mào gà thường mọc ở khu vực âm hộ, môi lớn, môi bé, thành âm đạo, thậm chí cổ tử cung…
+ Ở hậu môn: các nốt sùi có thể mọc ở cả bên trong và bên ngoài hậu môn khi người bệnh quan hệ tình dục qua đường hậu môn
+ Ở miệng: Dấu hiệu sùi mào gà ở miệng có thể xuất hiện ở phần môi, miệng, lưỡi, vòm họng, cổ họng, niêm mạc miệng… do quan hệ tình dục qua đường miệng.
+ Ở mắt: Sùi mào gà ở mắt có thể gây triệu chứng ở vùng da trên mắt, vùng da dưới mắt, dưới bờ mi, bên trong mắt… Do lây nhiễm gián tiếp với vật dụng có chứa mầm bệnh.
+ Ở các bộ phận khác: Một số trường hợp nữ giới có thể có nốt sùi mào gà mọc ở tay, chân, bẹn… do cơ chế tự lây nhiễm hay dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người mắc bệnh.
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới gây những biến chứng gì?
Sùi mào gà nguy hiểm không? Sùi mào gà ở nữ có thể gây biến chứng gì? Theo các chuyên gia, sùi mào gà là căn bệnh nguy hại đối với cả nam giới và nữ giới. Nó có thể tác động đến nhiều mặt như sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đối với nữ giới, nếu không được điều trị hiệu quả và triệt để. Bệnh sùi mào gà có thể gây ra những hậu quả sau:
+ Lây nhiễm mầm bệnh sang cho người khác: Sùi mào gà có triệu chứng khá rõ rệt. Nhưng do thời gian ủ bệnh lâu, các triệu chứng chưa phát tác khiến các chị em không biết mình mắc bệnh. Và điều này có thể khiến cho mầm bệnh dễ lây lan sang cho chồng/bạn tình khi quan hệ tình dục…
+ Làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Sùi mào gà ở cơ quan sinh dục khi phát triển lớn ở âm đạo, cổ tử cung có thể gây bít tắc cổ tử cung. Điều này sẽ khiến cho việc thụ tinh của nữ giới trở nên khó khăn. Về lâu dài nó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Gây nguy cơ vô sinh hiếm muộn cho phái nữ.
+ Gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt: Bất cứ nữ giới nào khi bị mắc sùi mào gà đều sống trong tâm trạng lo lắng, bất an và xấu hổ. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ hiệu suất công việc, các hoạt động thường ngày hay các mối quan hệ xã hội…
+ Gây ảnh hưởng tới cuộc sống hôn nhân: Khi một người phụ nữ bị sùi mào gà sẽ gây ra sự nghi ngờ đối với sự chung thủy của người vợ hoặc người chồng. Ngoài ra, nó cũng có thể khiến cho người bạn đời của họ bị nhiễm bệnh. Những điều này sẽ gây tác động không nhỏ tới đời sống tình dục, tình cảm và hôn nhân của các cặp đôi.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: Một số chủng virus HPV gây bệnh sùi mào gà có thể dẫn tới các căn bệnh ung thư như: ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn… Đây đều là những căn bệnh nguy hại, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
Chính vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân bị sùi mào hoặc cơ thể có các triệu chứng bệnh sùi mào gà. Các chị em nên chủ động đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh bằng phương pháp phù hợp, cho hiệu quả cao.
Cách chẩn đoán bệnh sùi mào gà ở nữ
Để chẩn đoán một người phụ nữ có bị mắc bệnh sùi mào gà hay không. Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám các triệu chứng lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh, đời sống tình dục của người bệnh.
Ngoài ra, việc áp dụng các xét nghiệm cận lâm sàng sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác hơn về nguồn gốc gây bệnh cũng như tình trạng phát triển của bệnh ở từng trường hợp.
Một số phương pháp xét nghiệm sùi mào gà phổ biến thường được áp dụng hiện nay gồm:
+ Xét nghiệm mẫu vật
+ Xét nghiệm bằng axit axetic
+ Xét nghiệm máu
+ Xét nghiệm xác định type HPV – PCR
+ Xét nghiệm HPV Cobas – Test
+ Xét nghiệm thông qua mẫu dịch
Tùy vào từng trường hợp, người bệnh có thể chỉ cần thực hiện 1 xét nghiệm hoặc nhiều xét nghiệm đồng thời để chẩn đoán rõ nhất về tình trạng bệnh.
Cách điều trị sùi mào gà ở nữ như thế nào?
Nhiều chị em khi được chẩn đoán mắc sùi mào gà thường lo lắng không biết bệnh sùi mào gà có chữa được không? Cách chữa sùi mào gà như thế nào? Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, sùi mào gà không phải là căn bệnh khó chữa. Nó phụ thuộc vào việc người bệnh chữa bệnh vào thời điểm nào và phương pháp điều trị bệnh có phù hợp hay không?
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp khi bị sùi mào gà chỉ sau một thời gian các nốt sùi sẽ tự rụng xuống. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn đã khỏi bệnh mà chỉ sau một thời gian ngắn bệnh sẽ tái phát trở lại.
Nguyên nhân là bởi virus HPV khi đã xâm nhập vào cơ thể thì rất khó để loại bỏ hoàn toàn. Đó là lý do tại sao hiện nay các phương pháp chữa bệnh sùi mào gà thường tập trung vào việc khắc phục triệu chứng bệnh và ức chế sự phát triển của virus HPV nhằm ngăn bệnh tái phát trở lại.
Có thể kể đến những phương pháp điều trị sùi mào gà nữ phổ biến hiện nay gồm:
+ Dùng thuốc kháng sinh: Chủ yếu là các dạng thuốc dạng thuốc có công dụng giúp cơ thể tự sản sinh sức đề kháng để kìm hãm, ức chế sự phát triển của virus HPV. Dùng cho các trường hợp bị sùi mào gà nhẹ.
+ Đốt điện: Là phương pháp sử dụng dòng điện cao tần để đốt và loại bỏ hoàn toàn các nốt sùi mào gà khỏi cơ thể.
+ Đốt laser: Sử dụng tia laser để tiêu diệt các nốt u nhú sùi mào gà.
+ Kỹ thuật ALA-PDT: Sử dụng ánh sáng cảm quang để phá vỡ cấu trúc virus HPV, khắc phục các triệu chứng tăng sinh của các nốt sùi mào gà trên niêm mạc da.
+ Phẫu thuật: Là thủ thuật ngoại khoa nhằm mục đích cắt bỏ các nốt sùi mào gà ở trên cơ thể người bệnh. Áp dụng cho trường hợp sùi mào gà lớn, bị xơ hóa, hay tái phát…
Đặc biệt, những nữ giới mang thai bị sùi mào gà thì cần phải thăm khám sớm để được bác sĩ tư vấn hướng chữa trị. Thông thường, với trường hợp này, để tránh lây nhiễm virus sùi mào gà cho bé, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ áp dụng phương pháp sinh mổ. Sau khi sinh xong, chờ cho sức khỏe sản phụ ổn định thì mới tiến hành chữa trị bệnh sùi mào gà.
Khuyến cáo: Dù áp dụng phương pháp nào thì các bạn cũng cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hay chữa sùi mào gà tại nhà bằng các phương pháp chưa được kiểm chứng hay bỏ dở quá trình điều trị. Bởi điều này sẽ khiến bệnh không khỏi hẳn, dễ tái phát và dễ gây biến chứng.
Một số chú ý giúp chị em phòng bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà có thể lây nhiễm vào bất cứ ai trong chúng ta. Và để đề phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh sùi mào gà vào cơ thể. Các chị em nên chú ý đến các phương pháp phòng tránh sau:
+ Có đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy với một bạn tình
+ Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ, nhất là khi quan hệ với người lạ
+ Hạn chế việc dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, kể cả người trong gia đình
+ Cẩn trọng trong việc sử dụng các vật dụng vệ sinh nơi công cộng
+ Không thực hiện các thủ thuật phụ khoa ở nơi không đảm bảo về chất lượng
+ Luôn giữ gìn cơ thể, cơ quan sinh dục sạch sẽ. Chú ý vệ sinh trước và sau khi quan hệ để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
+ Nên thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên (6 tháng/lần).
+ Tăng cường luyện tập thể thao, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
Sùi mào gà là một bệnh lý rất dễ lây nhiễm. Và nguy cơ nữ giới bị mắc sùi mào gà luôn ở mức rất cao. Chính vì vậy, với biệc bổ sung các kiến thức về bệnh sùi mào gà ở nữ vừa nếu trên. Các chị em hoàn toàn có thể chủ động hơn trong việc phòng tránh bệnh cũng như nhận biết và chữa trị hiệu quả.