Chữa bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền?
Ngày đăng: 10.06.2021
Tư vấn y khoa: Bs Nguyễn Kiếm
Giang mai là một trong những bệnh xã hội phổ biến và có thể gây biến chứng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Chính điều này khiến người bệnh rất lo lắng là chữa bệnh giang mai sẽ tốn kém. Vậy chữa giang mai hết bao nhiêu tiền? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể điều này trong nội dung sau đây.
Giang mai là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi “chữa bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bệnh giang mai là gì. Giang mai là bệnh tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn giang mai sinh sản rất mạnh từ 30 đến 33 giờ mỗi lần.
Giang mai phát bệnh chủ yếu ở bộ phận sinh dục. Theo thời gian, nó có thể xâm nhập vào nhiều cơ quan trong cơ thể bao gồm cả tim và não.
Xoắn khuẩn giang mai lây nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên các vết xước trên da cũng là con đường để xoắn khuẩn này xâm nhập vào và gây bệnh.
Bệnh giang mai xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Với cấu tạo cơ quan sinh dục, nữ giới có nguy cơ bị mắc bệnh này cao hơn nam giới.
Bệnh giang mai cần được điều trị sớm để ngăn ngừa những ảnh hưởng đến toàn cơ thể và nguy hiểm nhất là tử vong.
Chữa bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền?
Ngay khi phát hiện các biểu hiện của bệnh giang mai, bạn nên đi điều trị sớm. Điều này không chỉ giúp điều trị hiệu quả hơn mà còn tiết kiệm chi phí điều trị. Chữa bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Phụ thuộc vào tình trạng bệnh
Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến chi phí chữa bệnh giang mai là tình trạng bệnh. Bệnh giang mai càng nặng thì việc điều trị càng phức tạp và chi phí điều trị càng cao.
Các giai đoạn của bệnh giang mai như sau:
Bệnh giang mai giai đoạn 1:
Sau thời gian ủ bệnh từ 3 đến 90 ngày, các triệu chứng của bệnh giang mai bắt đầu xuất hiện là vết loét nhỏ trên da. Chúng còn được gọi là săng giang mai. Săng giang mai không gây đau, có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, trực tràng, lưỡi và môi.
Bệnh giang mai giai đoạn 2
Sau thời gian từ 4 đến 10 tuần các triệu chứng của bệnh giang mai rõ ràng hơn là:
Xuất hiện các vết loét đồng xu có màu đỏ hoặc màu nâu. Chúng xuất hiện trên toàn cơ thể bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân. Chúng phát triển to lên thành từng mảng và có chứa mủ bên trong. Đi kèm đó, người bệnh bị sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ, bạch huyết lớn. Đây cũng là giai đoạn giang mai có thể gây ra biến chứng viêm gan, viêm thận, viêm khớp, viêm màng xương.
Điều đáng lưu ý là các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 2 có thể biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu không điều trị giai đoạn này, bệnh sẽ sớm tái phát trở lại.
Bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Đây chính là giai đoạn các triệu chứng của bệnh giang mai đã biến mất nhưng xoắn khuẩn giang mai vẫn hoạt động. Tuy lúc này việc quan hệ tình dục không an toàn có thể không gây bệnh. Tuy nhiên bệnh vẫn tiến triển đến giai đoạn nặng hơn.
Bệnh giang mai giai đoạn 3
Đây là thời kỳ bệnh giang mai đã phát triển được 20 đến 30 năm. Lúc này giang mai đã gây biến chứng đến các cơ quan trong cơ thể như não, tim, nội tạng, xương. Người bệnh có thể đối mặt với những biến chứng vô cùng trầm trọng như: Liệt, mất trí nhớ, loạn thần kinh kinh, rối loạn tâm thần, mù lòa…
Đây cũng là giai đoạn rất khó để điều trị bệnh giang mai và những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Chi phí xét nghiệm bệnh giang mai
Chữa bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào chi phí xét nghiệm. Tại cơ sở y tế bác sĩ sẽ hỏi thăm về tình trạng quan hệ tình dục và những triệu chứng của bệnh. Điều này giúp bác sĩ chẩn đoán sơ qua về tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp xét nghiệm hợp lý.
Có 3 cách xét nghiệm bệnh giang mai là:
Xét nghiệm máu:
Đây là phương pháp xét nghiệm tối ưu cho trường hợp bệnh giang mai chưa xuất hiện triệu chứng.
Xét nghiệm dịch tiết từ vết loét
Khi bệnh giang mai đã xuất hiện triệu chứng rõ ràng là các vết loét thì có thể xét nghiệm dịch từ vết loét. Cách thực hiện là đem dịch soi dưới kính hiển vi nền đen để xác định sự có mặt của xoắn khuẩn giang mai. Đây là phương pháp rất chính xác để xác nhận căn bệnh này và có thể xác định được hình dạng, cũng như cách di chuyển của xoắn khuẩn.
Xét nghiệm dịch não tủy:
Với bệnh giang mai ở giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ xét nghiệm dịch não tủy để chẩn đoán biến chứng hệ thần kinh do giang mai gây ra. Bác sĩ sẽ phải lấy dịch tủy cột sống để chẩn đoán bệnh.
Tùy vào phương pháp xét nghiệm mà người bệnh sẽ phải trả chi phí khác nhau.
Chi phí điều trị bệnh
Chữa bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào yếu tố cuối cùng chính là chi phí điều trị. Tùy theo tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp là điều trị bằng thuốc hoặc bằng phương pháp kích thích miễn dịch.
Điều trị giang mai bằng thuốc kháng sinh
Người bệnh sẽ sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị để điều trị bệnh. Nếu điều trị ngay ở giai đoạn đầu thì người bệnh chỉ cần tiêm tĩnh mạch một liều duy nhất. Còn nếu để bệnh phát triển nặng hơn thì phải tiêm kháng sinh liều cao trong thời gian 10 ngày. Trong thời gian đó, người bệnh cần tuân thủ đúng liệu trình của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
Điều trị giang mai bằng liệu pháp kích thích miễn dịch
Khi bệnh giang mai phát triển nặng hơn, việc điều trị bằng thuốc sẽ không hiệu quả. Khi đó người bệnh phải áp dụng công nghệ kích thích miễn dịch. Khi đó, phương pháp nhằm nâng cao sức đề kháng để phục hồi những tổn thương và ngăn ngừa xoắn khuẩn hoạt động trở lại. Phương pháp này cho hiệu quả điều trị cao và phục hồi nhanh các cơ quan bị tổn thương. Nhưng nó cũng có chi phí điều trị cũng cao hơn so với điều trị bằng thuốc. Vì vậy thăm khám sớm và điều trị kịp thời và phương pháp tiết kiệm chi phí tối ưu nhất.
Trên đây là thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí chữa bệnh giang mai. Hi vọng bạn đã trả lời được thắc mắc chữa bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền. Để tiết kiệm chi phí chữa bệnh cũng như giúp cho việc điều trị đạt hiệu quả cao, bạn nên thăm khám sớm và điều trị kịp thời bằng các biện pháp thích hợp.