Kinh nguyệt màu đen có bị sao không?
Ngày đăng: 16.04.2021
Tư vấn y khoa: Bs Đặng Tuấn Trình
Bình thường khi có kinh nguyệt, các chị em thường quan sát thấy máu kinh có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Tuy nhiên nếu bạn gặp phải tình trạng ra kinh màu đen thì hãy cẩn trọng. Bởi nó có thể là dấu hiệu của các vấn đề bất thường ở cơ quan sinh dục hay do các bệnh lý tử cung, buồng trứng gây ra. Kinh nguyệt màu đen có bị sao không? Phải làm gì khi bị ra kinh nguyệt màu đen? Dưới đây các chuyên gia phongkhamxadan sẽ giúp các chị em giải đáp thắc mắc này.
Màu sắc máu kinh nguyệt
Nữ giới khi bước vào độ tuổi dậy thì sẽ được đánh dấu bằng việc ra máu kinh. Đây là hiện tượng sinh lý có tính chu kỳ, lặp đi lặp lại vào hàng tháng. Tùy theo cơ địa của từng người mà độ dài vòng kinh, thời kỳ hành kinh và lượng máu kinh sẽ có sự khác nhau.
Kinh nguyệt được xem là một tấm gương phản chiếu rõ nét cho sức khỏe của các cơ quan sinh sản của nữ giới. Điều này có nghĩa là sự ổn định hay thay đổi bất thường của kinh nguyệt sẽ giúp nữ giới nhận biết được tình trạng hoạt động của cơ quan sinh sản có tốt hay không.
Thông thường một nữ giới khỏe mạnh sẽ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, với số ngày hành kinh khoảng từ 3 – 5 ngày. Bên cạnh đó, màu sắc của máu kinh trong kỳ nguyệt san thường có các đặc điểm như:
– Máu kinh có màu đỏ ở đầu chu kỳ và chuyển dần sang màu nâu, đen ở cuối chu kỳ
– Máu có độ nhớt, có thể chứa nước hoặc các chất dịch
– Máu không có mùi khó chịu
– Lượng máu kinh mất đi trong 1 kỳ kinh nguyệt dao động từ 10 – 80ml (trung bình là 35ml).
Trong trường hợp máu kinh có sự thay đổi bất thường về màu sắc như: ra máu kinh đen đầu chu kỳ kinh nguyệt hay kinh nguyệt màu đen ngày cuối chu kỳ… các chị em hãy cẩn trọng. Bởi điều này thường là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề bất thường ở cơ quan sinh sản có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và việc thụ thai ở nữ giới.
Nguyên nhân kinh nguyệt màu đen ở nữ giới
Hiện tượng ra kinh nguyệt màu đen ở nữ giới có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Đôi khi, chúng ta có thể gặp kinh nguyệt màu nâu đen ở tuổi dậy thì hay ở những nữ giới trong độ tuổi sinh sản, thậm chí là người đang ở thời kỳ tiền mãn kinh. Với mỗi trường hợp, nguyên nhân khiến kinh nguyệt có màu đen sẽ khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là do những vấn đề sau:
+ Do máu kinh ra chậm
Nếu các chị em gặp phải tình trạng kinh nguyệt màu đen ngày cuối chu kỳ kinh thì không cần quá lo lắng. Bởi đây có thể là dấu hiệu của việc máu kinh ra chậm. Điều này khiến cho máu dễ bị oxy hóa, chuyển từ màu đỏ tươi sang đỏ sẫm và cuối cùng là thành màu đen.
Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở ngày đầu của kì nguyệt san do một ít máu sót của kì kinh nguyệt trước chưa được đẩy hết ra ngoài.
+ Cấu trúc tử cung bất thường
Hiện tượng máu kinh màu đen cũng có thể bắt nguồn từ cấu trúc bất thường bên trong cơ quan sinh sản. Những nữ giới có tử cung bị gập, gấp khúc hay cổ tử cung quá nhỏ sẽ làm ảnh hưởng đến dòng chảy kinh nguyệt.
Khi máu kinh khó thoát ra bên ngoài, nó có thể bị ứ đọng lại và hình thành các cục máu đông màu đen. Đó là lý do khiến các chị em bị ra máu kinh màu đen trong kỳ kinh nguyệt.
+ Rối loạn nội tiết tố
Sự tăng giảm bất thường của lượng nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân khiến nhiều nữ giới gặp phải hiện tượng kinh nguyệt có màu đen. Bởi đây là một trong những yếu tố chi phối hoạt động của tử cung, buồng trứng. Do đó sự thay đổi bất thường của nội tiết tố sẽ kéo theo việc kinh nguyệt bị rối loạn, có các triệu chứng bất thường.
+ Ảnh hưởng của tâm lý
Tâm lý là một yếu tố chi phối hoạt động của chu kỳ kinh nguyệt. Với những nữ giới thường xuyên bị căng thẳng, áp lực, stress kéo dài trong nhiều ngày liên. Chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ xảy ra thất thường. Nó có thể khiến cho máu kinh bị tồn đọng bên trong tử cung dẫn đến việc thay đổi màu sắc từ đỏ sang nâu, đen…
+ Tác dụng phụ của thuốc
Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc kích thích hay thuốc tăng nội tiết tố nữ… có thể gây ra tác dụng phụ, khiến kinh nguyệt có màu đen bất thường. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ra những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt khác như, rong kinh, máu kinh ra nhiều, đau bụng kinh dữ dội…
Đặc biệt việc sử dụng các loại thuốc này trong thời gian dài sẽ khiến cho nội tiết tố cơ thể bị rối loạn. Nó khiến cho quá trình bong tróc niêm mạc tử cung chậm hơn, thời gian máu kinh thoát ra ngoài lâu hơn nên máu dễ chuyển thành màu đen.
+ Do sinh nở
Tình trạng ra kinh nguyệt màu đen có thể gặp ở những nữ giới sinh mổ. Bởi khi sinh nở theo phương pháp này, các chị em sẽ có các vết mổ đẻ ở tử cung. Điều này sẽ khiến cho máu kinh dễ bị ứ đọng lại, không thoát ra ngoài nhanh. Và khi ra bên ngoài máu có thể đã chuyển thành màu đen.
+ Do bệnh phụ khoa
Các chị em cần đặc biệt lưu ý, hiện tượng kinh nguyệt có màu đen cũng là dấu hiệu thường gặp của một số căn bệnh phụ khoa ở cơ quan sinh dục. Có thể kể đến như:
– Viêm nội mạc tử cung: Là tình trạng lớp nội mạc ở thành tử cung bị viêm nhiễm bắt nguồn từ các nguyên nhân như: nhiễm trùng sau sinh, sảy thai, nạo hút thai, sản dịch bị ứ đọng không thoát ra ngoài… Triệu chứng phổ biến của bệnh lý này là kinh nguyệt không đều, máu kinh ra ít, kinh nguyệt màu đen kèm theo tình trạng đau bụng, sốt cao, khí hư bất thường…
– U xơ tử cung: Là hiện tượng bên trong thành tử cung xuất hiện các khối u nhỏ gồm các tế bào cơ mềm và các mô (các sợi nối với nhau). Chúng sẽ khiến cho kỳ kinh nguyệt của người bệnh kéo dài, máu kinh ra nhiều, có màu đen lẫn theo các mảnh mô vụn nội mạc tử cung,…
– Polyp cổ tử cung: Là những khối u lành tính ở cổ tử cung bắt nguồn từ sự tăng trưởng của các tế bào tuyến ở cổ tử cung. Chúng thường có màu đỏ hoặc xám. Sự xuất hiện của các khối polyp có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, kinh ra chậm và ít hơn, máu kinh có màu đen kèm xuất huyết âm đạo bất thường…
– Ung thư: Là sự xuất hiện của các khối u ác tính ở trong các mô cổ tử cung hay tử cung. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nó có thể gây ra nhiều triệu chứng như đau vùng chậu, ra máu kinh nguyệt màu đen, khí hư bất thường, tiểu khó, tiểu buốt… Tuy nhiên các dấu hiệu này thường không rõ rệt trong gian đoạn đầu khi mới mắc bệnh.
Kinh nguyệt màu đen có bị sao không?
Nhiều chị em khi gặp phải hiện tượng kinh nguyệt màu đen thường băn khoăn với những câu hỏi: Kinh nguyệt màu đen có bị sao không? Kinh nguyệt màu đen có nguy hiểm không?…
Theo các chuyên gia y tế, kinh nguyệt vốn dĩ là dấu hiệu đặc trưng nhất giúp các chị em nhận biết được tình trạng sức khỏe của cơ quan sinh sản. Do đó, khi hiện tượng kinh nguyệt màu đen xảy ra thì điều này đồng nghĩa với việc sức khỏe sinh sản của bạn đang có vấn đề.
Nếu không được khắc phục và chữa trị kịp thời, các nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt màu đen có thể dẫn tới những mối nguy hại sau:
+ Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản:
Tình trạng kinh nguyệt có màu đen khi bắt nguồn từ các căn bệnh ở bên trong cơ quan sinh sản. Nó sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng và thụ thai của nữ giới. Điều này sẽ khiến cho các chị em khó mang thai, thậm chí là có nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
+ Khiến làn da trở nên xấu xí
Hiện tượng kinh nguyệt màu đen kéo dài sẽ khiến cho nội tiết tố trong cơ thể nữ giới bị mất cân bằng. Và nó sẽ làm ảnh hưởng đến làn da của các chị em. Không chỉ gây ra tình trạng sạm da hay tàn nhang, nhiều nữ giới còn bị lão hóa da, lỗ chân lông to hơn… gây ảnh hưởng tới nhan sắc. Đây là điều mà không bất cứ người phụ nữ nào muốn gặp phải.
+ Tác động tới đời sống
Tình trạng kinh nguyệt ra màu đen sẽ khiến các chị em cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả công việc và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người phụ nữ. Đặc biệt khi bị ra kinh nguyệt màu đen mà không rõ nguyên do, các chị em thường bị suy giảm ham muốn tình dục. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống chăn gối vợ chồng.
Chính vì vậy khi gặp tình trạng kinh nguyệt có màu đen, các chị em hãy nên chú ý đi thăm khám, kiểm tra. Việc phát hiện sớm các nguyên nhân gây kinh nguyệt màu đen sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra cách chữa trị phù hợp, cho hiệu quả cao.
Phải làm gì khi bị kinh nguyệt màu đen?
Để khắc phục tình trạng kinh nguyệt có màu đen, người bệnh cần xác định được chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do đâu? Với từng nguyên nhân cụ thể, bạn chỉ cần áp dụng các cách điều trị phù hợp là sẽ nhanh chóng cải thiện được vấn đề này.
Thông thường, với những trường hợp bị ra máu kinh do các yếu tố như tâm lý hay tác dụng phụ của thuốc. Các chị em chỉ cần ngưng sử dụng thuốc và thay đổi các thói quen sinh hoạt tốt, giúp cho tâm lý được thoải mái, vui vè là tình trạng này có thể tự khắc phục.
Còn với các trường hợp khác, các chị em có thể áp dụng các cách điều trị kinh nguyệt màu đen phổ biến như:
+ Điều trị kinh nguyệt màu đen bằng thuốc:
Đây là cách điều trị hiệu quả cho những trường hợp nữ giới bị ra kinh màu đen do rối loạn nội tiết tố. Các loại thuốc được sử dụng sẽ giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt, thúc đẩy quá trình lưu thông máu từ đó giúp máu kinh trở lại màu sắc bình thường.
+ Điều trị kinh nguyệt màu đen bằng ngoại khoa:
Cách điều trị này thường áp dụng cho các trường hợp nữ giới có các thương tổn bên trong tử cung hay do các bệnh lý gây ra. Dựa vào sự hỗ trợ của các trang thiết bị y tế, bác sĩ sẽ trực tiếp xử lý các thương tổn này để loại bỏ yếu tố có thể khiến máu kinh chuyển sang màu đen.
Ví dụ như với các trường hợp bị u xơ tử cung hay polyp cổ tử cung, người bệnh có thể được phẫu thuật nội soi để loại bỏ các khối u, khối polyp. Hoặc với trường hợp vị ung thư, tùy theo diễn biến bệnh mà người bệnh có thể điều trị bằng cách hóa trị hay xạ trị…
Để giúp cho việc chữa trị bệnh đạt kết quả tốt. Các chuyên gia khuyến cáo các chị em phụ nữ cần tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Các bạn tuyệt đối không nên tự chữa bệnh tại nhà bằng các phương pháp không phù hợp. Bởi điều này có thể gây ra những hệ lụy xấu cho sức khỏe.
Trên đây là những giải đáp của các chuyên gia cho thắc mắc kinh nguyệt màu đen có bị sao không? Hi vọng rằng với những thông tin này, các chị em đã có thể nắm bắt được các yếu tố có thể khiến bạn bị ra kinh nguyệt màu đen cũng như mức độ nguy hại và vấn đề này có thể gây ra. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn gì về vấn đề này, hãy liên hệ với các chuyên gia phongkhamxadan để được hỗ trợ cụ thể hơn.