Tình trạng chậm kinh đau bụng dưới dữ dội có nguy hiểm không?
Ngày đăng: 15.04.2021
Tư vấn y khoa: Bùi Ngọc Lâm
Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Do đó khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, chị em không nên chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu mang thai, rối loạn nội tiết tố hoặc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Vậy chậm kinh đau bụng dưới dữ dội có nguy hiểm không? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu.
Hiện tượng chậm kinh đau bụng dưới
Chậm kinh còn được gọi là trễ kinh. Đây là hiện tượng kỳ kinh nguyệt đến không đều mà nhiều nữ giới gặp phải.
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày có kinh lần trước đến ngày có kinh lần sau và kéo dài khoảng 35 ngày. Nếu 35 ngày từ lần có kinh trước mà chị em vẫn chưa có kinh thì đây là dấu hiệu trễ kinh. Trường hợp nữ giới bị trễ kinh tới 6 tháng còn gọi là vô kinh.
Kinh nguyệt là dấu hiệu phản ánh sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Hiện tượng trễ kinh có thể là biểu hiện sức khỏe chị em gặp vấn đề. Do đó bạn nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Vậy chậm kinh đau bụng dưới dữ dội có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây chậm kinh và đau bụng dưới là gì?
Nguyên nhân gây trễ kinh ở nữ giới
Theo chuyên gia, tình trạng trễ kinh đau bụng dưới có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:
Mang thai
Tình trạng trễ kinh ở nữ giới có thể là dấu hiệu mang thai. Thông thường lớp niêm mạc cổ tử cung được hình thành hàng tháng để giúp chị em có thể thụ thai. Nếu quá trình thụ thai không diễn ra thì lớp niêm mạc này sẽ bong ra, tạo thành chu kỳ kinh nguyệt. Còn nếu trứng được thụ tinh thì kinh nguyệt sẽ không xuất hiện, gây trễ kinh.
Do đó, nếu bị chậm kinh nữ giới nên mua que thử thai để kiểm tra xem có phải do nguyên nhân mang thai.
Rối loạn nội tiết tố
Trễ kinh cũng có thể là dấu hiệu nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn. Nội tiết tố trong cơ thể ổn định sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn. Còn nếu cơ thể gặp vấn đề khiến hàm lượng nội tiết tố thay đổi thì nữ giới sẽ dễ gặp tình trạng chậm kinh.
Ảnh hưởng của thuốc
Một số trường hợp chị em bị chậm kinh do ảnh hưởng của loại thuốc đang sử dụng. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thuốc kháng sinh liều cao, thuốc nội tiết, thuốc an thần.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt
Tình trạng trễ kinh và đau bụng dưới còn có thể do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh gây ra. Một số nữ giới thường xuyên thức khuya, dậy muộn, gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể. Nếu chị em không rèn luyện thể dục thể thao và vận động sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, áp lực.
Ngoài ra, bạn cũng cần thực hiện chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá quá nhiều sẽ gây tác hại đến sức khỏe cũng và ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Vậy chậm kinh đau bụng dưới dữ dội có nguy hiểm không? Chị em không nên chủ quan vì tình trạng này có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Đau bụng dưới có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm
Các bệnh lý cũng có thể khiến nữ giới gặp chậm kinh và đau bụng dưới. Một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm buồng trứng, đa nang buồng trứng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt không ổn định. Bên cạnh đó, nữ giới còn có thể bị ảnh hưởng sức khỏe như đau bụng dưới dữ dội, mệt mỏi, da xanh xao, chán ăn.
Ngoài các bệnh lý phụ khoa, chị em còn có thể bị trễ kinh do các bệnh lý khác như bệnh tuyến giáp, rối loạn đông máu.
Theo chuyên gia, phần bụng dưới chứa nhiều bộ phận như đại tràng, ruột thừa, niệu quản dưới, tiểu khung, tử cung ở phụ nữ và tuyến tiền liệt ở nam giới. Do đó các cơ quan này bị tổn thương đều có thể biểu hiện thành các cơn đau bụng dưới.
Trong đó, các cơn đau ở hố chậu là dấu hiệu của các bệnh như viêm đại tràng, polyp trực tràng, polyp đại tràng. Nữ giới bị đau ở hố chậu còn có thể do nguyên nhân bệnh lý viêm phần phụ, bệnh u nang buồng trứng xoắn, mang thai ngoài tử cung.
Các bệnh lý này đều gây đau bụng dưới, có thể kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều, nước tiểu đục.
Nhu vậy, để trả lời câu hỏi chậm kinh đau bụng dưới dữ dội có nguy hiểm không thì câu trả lời là có. Trong các bệnh lý gây đau bụng dưới, một số bệnh mà chị em cần chú ý như ruột thừa, u nang buồng trứng, chửa ngoài dạ con. Các bệnh này nếu không điều trị kịp thời có thể gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Phương pháp cải thiện tình trạng trễ kinh đau bụng dưới
Bên cạnh câu hỏi chậm kinh đau bụng dưới dữ dội có nguy hiểm không, một số nữ giới còn thắc mắc cải thiện tình trạng này thế nào hiệu quả. Tình trạng trễ kinh đau bụng dưới có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Khi gặp tình trạng này, chị em nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, xác định nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Theo chuyên gia, để cải thiện tình trạng chậm kinh và đau bụng dưới chị em cần thực hiện một số điều như:
Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
Nữ giới cần cải thiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Chị em cần cung cấp cho cơ thể đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu, bổ sung thêm rau xanh và trái cây. Bên cạnh đó, nữ giới nên tránh các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia và đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Ngoài ra, chị em cũng cần thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh như ngủ đủ giấc mỗi ngày, dậy sớm, tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe. Từ đó sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện, tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress và giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Thăm khám tại cơ sở y tế uy tín
Trường hợp tình trạng trễ kinh đau bụng dưới kéo dài hoặc các cơn đau diễn ra dữ dội, chị em nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của nữ giới và tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả.
Nếu nguyên nhân gây trễ kinh và đau bụng là các bệnh lý, bác sĩ sẽ phát hiện bệnh sớm và điều trị dễ dàng hơn. Khi điều trị sớm, nguy cơ biến chứng của bệnh cũng được hạn chế, từ đó đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân.
Tuy nhiên chị em cần lưu ý không tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp truyền miệng, chưa được kiểm chứng. Các phương pháp này có thể không điều trị bệnh hiệu quả, thậm chí gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tại các cơ sở y tế, dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị như:
+ Sử dụng thuốc
Đây là phương pháp phù hợp với trường hợp chị em bị trễ kinh và đau bụng do rối loạn nội tiết tố, bệnh lý. Mỗi bệnh lý phụ khoa sẽ cần điều trị bằng các loại thuốc khác nhau, thông thường là thuốc kháng sinh dạng uống, bôi hoặc đặt. Bên cạnh đó, để giúp khí huyết lưu thông và tăng cường sức khỏe cho chị em, bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc tuần hoàn máu hoặc thuốc Đông y.
+ Can thiệp ngoại khoa
Đây là phương pháp thường được sử dụng với các trường hợp bị bệnh lý phụ khoa giai đoạn nặng. Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thủ thuật, phẫu thuật ngoại khoa dựa theo bệnh lý cụ thể. Can thiệp ngoại khoa có tác dụng loại bỏ tác nhân gây bệnh, phục hồi vùng tổn thương và giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Như vậy, bài viết đã giải đáp câu hỏi chậm kinh đau bụng dưới dữ dội có nguy hiểm không. Hy vọng chị em đã có những thông tin cần thiết. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tới cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.