Cắt bao quy đầu cho trẻ
Ngày đăng: 14.04.2021
Tư vấn y khoa: Bùi Ngọc Lâm
Chứng bệnh dài bao quy đầu hay hẹp bao quy đầu rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Và để khắc phục vấn đề này, nhiều bậc phụ huynh đã lựa chọn đưa trẻ đi cắt bao quy đầu. Tuy nhiên, để việc cắt bao quy đầu cho trẻ được đảm bảo về chất lượng và an toàn. Các ông bố bà mẹ cần nắm rõ được khi nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ, cắt bao quy đầu cho trẻ ở đâu hay cách chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu…
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ NHỎ
Bao quy đầu là lớp da mỏng, bao bọc phần ngoài quy đầu dương vật nam. Nhiệm vụ của lớp da này là giữ ẩm và bảo vệ quy đầu tránh khỏi những thương tổn từ môi trường bên ngoài.
Theo các chuyên gia y tế, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, lớp da bao quy đầu đã được hình thành ở cơ quan sinh dục. Có khoảng 96% trẻ em nam khi sinh ra đã có da bao quy đầu dính liền với quy đầu. Điều này sẽ giúp bảo vệ phần quy đầu còn non nớt của trẻ tránh khỏi sự xâm nhập và tấn công của các vi khuẩn có hại.
Tuy nhiên sau một vài năm, khi trẻ lớn dần, lớp da bao quy đầu sẽ dần dần tách ra khỏi quy đầu nhưng vẫn ôm chặt để bảo vệ dương vật. Khi đến tuổi dậy thì, lớp da bao quy đầu sẽ tự tuột xuống và để lộ phần quy đầu.
Đây là một hiện tượng tự nhiên do “cậu nhỏ” có sự phát triển mạnh mẽ về kích thước nên sẽ khiến cho da bao quy đầu tự lột xuống. Nó giúp cho nam giới dễ dàng hơn trong việc quan hệ tình dục.
Tuy nhiên trên thực tế, có khá nhiều trường hợp gặp phải các vấn đề bất thường ở bao quy đầu như:
+ Dài bao quy đầu: Là tình trạng phần da bao quy đầu của trẻ trùm kín hoàn toàn phần đầu dương vật. Rất khó để lộn xuống một cách tự nhiên. Nếu dùng tay kéo xuống có thể gây đau.
+ Hẹp bao quy đầu: Là tình trạng phần da bao quy đầu bị bó hẹp vào phần đầu “cậu nhỏ”, chỉ để hở một lỗ nhỏ hoặc một phần quy đầu mà không thể kéo xuống.
+ Nghẹt bao quy đầu: Là tình trạng miệng bao quy đầu bị hẹp hay phần da bao quy đầu dính luôn với đầu dương vật gây tắc nghẽn lưu thông máu ở quy đầu.
CẮT BAO QUY ĐẦU LÀ GÌ? VÌ SAO TRẺ CẦN CẮT BAO QUY ĐẦU?
Cắt bao quy đầu là gì? Cắt bao quy đầu là một thủ thuật ngoại khoa được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ hoàn toàn lớp da bao quy đầu thừa bó quanh dương vật. Đây là một kỹ thuật điều trị đơn giản, được thực hiện trong thời gian nhanh chóng và ít gây ra sự nguy hại. Vậy trẻ nhỏ có cần cắt bao quy đầu không? Vì sao trẻ cần cắt bao quy đầu
Theo các chuyên gia y tế, không phải mọi bé trai đều cần cắt bao quy đầu. Chỉ những trẻ mắc các chứng bệnh ở bao quy đầu kể trên thì mới nên áp dụng thủ thuật này. Nguyên nhân là bởi những bệnh lý ở bao quy đầu mà nếu không được xử lý. Nó có thể gây ra nhiều sự nguy hại cho sức khỏe của trẻ cả ở hiện tại và tương lai như:
+ Khiến trẻ gặp khó khăn khi đi tiểu
Trẻ nhỏ bị mắc các bệnh bao quy đầu thường gặp khó khăn khi tiểu tiện. Trẻ có thể phải gồng mình, đỏ mặt và đau rát mỗi khi đi tiểu. Dòng nước tiểu nhỏ, yếu. Thậm chí nhiều trẻ do bị đau nên có thể quấy khóc, biếng ăn…
+ Tích tụ chất bẩn ở bao quy đầu
Bao quy đầu dài hoặc hẹp cũng sẽ khiến cho việc vệ sinh bên trong da bao quy đầu trở nên khó khăn. Và điều này sẽ khiến cho các chất bẩn dễ tích tụ lại, khó loại bỏ gây sưng phồng, tấy đỏ ở bao quy đầu.
+ Tăng nguy cơ viêm nhiễm bao quy đầu
Khi các chất bẩn, nước tiểu bị tích tụ lại ở trong da bao quy đầu của trẻ. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm… xâm nhập, phát triển. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị viêm bao quy đầu hay viêm quy đầu.
+ Cản trở sự phát triển của dương vật
Lớp da bao quy đầu cuộn chặt vào “cậu nhỏ”, không lột xuống sẽ khiến cho quy đầu ít nhận được sự kích thích để phát triển. Và nó là lý do khiến cho dương vật của trẻ không phát triển được như bình thường và bị hạn chế về kích thước khi trưởng thành.
+ Ảnh hưởng đến khả năng sinh lý
Các căn bệnh ở bao quy đầu cũng có thể gây ra nhiều sự ảnh hưởng đến khả năng sinh lý của nam giới khi trưởng thành như: xuất tinh sớm, rối loạn cương dương. Nguyên nhân là bởi quy đầu không nhận được sự kích thích thường xuyên sẽ khiến cho thần kinh cảm giác ở niêm mạc nhạy cảm hơn bình thường.
+ Gây ra các bệnh lý nguy hiểm
Các bệnh bao quy đầu nếu kéo dài quá lâu cũng có thể dẫn tới một số căn bệnh nguy hiểm cho nam giới. Trong đó, nguy hiểm nhất là bệnh ung thư dương vật.
THỜI ĐIỂM PHÙ HỢP ĐỂ CẮT BAO QUY ĐẦU CHO TRẺ
Thời điểm phù hợp để cắt bao quy đầu cho trẻ là khi nào? Trẻ sơ sinh có cắt bao quy đầu được không? Đây là vấn đề mà rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm, bởi nhiều người thường lo lắng việc cắt bao quy đầu cho trẻ khi còn nhỏ có thể gây ra nhiều sự ảnh hưởng.
Theo các chuyên gia, vì cắt bao quy đầu là một thủ thuật ngoại khoa nên trẻ phải đến một độ tuổi thích hợp mới có thể tiến hành được phương pháp này. Cụ thể:
+ Với các bé trai dưới 3 tuổi:
Khi trẻ ở độ tuổi này, các bậc phụ huynh không nên cho trẻ áp dụng kỹ thuật cắt bao quy đầu. Bạn chỉ nên chú ý đến các biểu hiện ở vùng quy đầu và bao quy đầu của trẻ để giúp phát hiện các dấu hiệu có thể chuyển biến thành bệnh.
+ Với trẻ từ 3 tuổi đến dưới 8 tuổi:
Trong giai đoạn này, nếu bố mẹ nhận thấy con có các biểu hiện khó khăn khi đi tiểu, quấy khóc khi đi vệ sinh. Hoặc lớp da quy đầu không kéo được xuống thì hãy phối hợp với trẻ thực hiện các phương pháp điều trị bảo tồn bao quy đầu như: nong bao quy đầu hoặc sử dụng thuốc bôi… tại nhà.
+ Với trẻ trên 8 tuổi:
Khi trẻ đã trên 8 tuổi mà việc nong bao quy đầu bằng tay và bôi thuốc mỡ không đạt kết quả như mong muốn. Hoặc trẻ có các dấu hiệu không thể tuột quy đầu ra khỏi bao da ngay cả khi cương cứng thì phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để tiến hành thủ thuật cắt bao quy đầu.
Tóm lại, phương pháp cắt bao quy đầu cho trẻ thì được áp dụng trong những độ tuổi phù hợp. Khi trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, có một tình trạng sức khỏe tốt. Phương pháp này không thực hiện đối với trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có thể được chỉ định cắt bao quy đầu nếu gặp phải các vấn đề như: bị khó tiểu, viêm bao quy đầu nặng hay xơ khít bao quy đầu…
Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.
QUY TRÌNH CẮT BAO QUY ĐẦU CHO TRẺ
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, thủ thuật cắt bao quy đầu cho trẻ để đảm bao an toàn, thuận lợi và cho kết quả tốt thì cần phải thực hiện theo đúng quy trình.
Theo đó, khi phụ huynh đưa trẻ đến các cơ sở y tế để cắt bao quy đầu thì sẽ được bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng. Điều này giúp bác sĩ xác định được chính xác tình trạng bệnh lý bao quy đầu của trẻ cũng như tình trạng viêm nhiễm (nếu có).
Nếu như trẻ đủ điều kiện để cắt bao quy đầu, bác sĩ sẽ lần lượt thực hiện thủ thuật này theo những bước sau:
+ Trẻ được đưa vào phòng thủ thuật riêng biệt, đã được vô trùng sạch sẽ.
+ Bác sĩ tiến hành làm sạch dương vật và bao quy đầu của trẻ để phòng tránh tình trạng nhiễm trùng.
+ Trẻ sẽ được gây tê tại chỗ để không có cảm giác đau đớn trong suốt quá trình
+ Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cắt bỏ da bao quy đầu của trẻ ra khỏi dương vật.
+ Sau khi bao quy đầu được loại bỏ, bác sĩ sẽ khâu và tạo hình thẩm mỹ cho “cậu bé”.
+ Cuối cùng, bác sĩ sẽ băng bó vết thương và bôi sáp mỡ để không cho dương vật cọ xát vào quần áo của trẻ.
Thông thường, một ca cắt bao quy đầu cho trẻ nhỏ thường chỉ diễn ra trong khoảng từ 15 – 20 phút rất nhanh chóng. Đặc biệt, hiện nay nhiều cơ sở y tế đã áp dụng các kỹ thuật cắt bao quy đầu tiên tiến.
Điều này giúp cho trẻ sẽ không bị đau đớn trong suốt quá trình thực hiện, hạn chế việc bị chảy máu hay gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Các vết cắt bao quy đầu được láng mịn, không để lại sẹo, giúp cho “cậu nhỏ” trở nên thẩm mỹ hơn. Bởi vậy, các bậc phụ huynh hoàn toàn không phải lo lắng khi cho trẻ cắt bao quy đầu.
HƯỚNG DẪN CÁCH CHĂM SÓC TRẺ SAU KHI CẮT BAO QUY ĐẦU
Chăm sóc trẻ sau cắt bao quy đầu rất quan trọng, bởi nó liên quan đến việc phục hồi vết thương trong thời gian ngắn hay dài cũng như kết quả điều trị cuối cùng.
Thông thường, trẻ sau khi cắt bao quy đầu có thể bị đau và khó chịu một chút. Bởi vậy, các bậc phụ huynh cần giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn bằng việc chú ý đến các hoạt động thường ngày của trẻ. Nếu trẻ quấy khóc hay biếng ăn sau khi làm thủ thuật cắt bao quy đầu, bạn không nên quá lo lắng vì đây là điều rất bình thường.
Ngoài ra, các bố mẹ nên thực hiện cách chăm sóc cho trẻ theo hướng dẫn sau:
+ Không nên cho trẻ vận động mạnh hay chạy nhảy nhiều sau cắt bao quy đầu vì nó có thể khiến vết thương lâu lành.
+ Chú ý thay băng gạc thường xuyên để vết thương không bị cọ xát với lớp vải quần áo. Luôn đảm bảo cho vết thương khô ráo.
+ Vệ sinh cơ quan sinh dục cho trẻ nhưng chú ý không làm ướt vết thương. Chỉ nên sử dụng nước sạch hoặc các loại xà phòng dịu nhẹ.
+ Nên cho trẻ mặc các loại quần áo rộng rãi và sạch sẽ để không gây ảnh hưởng đến vết thương
+ Nếu được bác sĩ kê đơn thuốc thì bố mẹ nên cho trẻ dùng thuốc theo chỉ dẫn
+ Trong trường hợp vết cắt bao quy đầu của trẻ bị sưng đỏ lâu, tiết ra chất lỏng đục bất thường hay đóng thành lớp vảy cứng trên bề mặt dương vật… Bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Cắt bao quy đầu là phương pháp điều trị tốt nhất dành cho những trẻ mắc bệnh về bao quy đầu. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên lưu ý cho trẻ cắt bao quy đầu đúng thời điểm. Không nên vì nóng vội mà cho trẻ thực hiện thủ thuật này quá sớm hoặc cho trẻ cắt bao quy đầu tại những địa chỉ không uy tín. Tốt nhất, bố mẹ hãy đưa trẻ đến các bệnh viện, phòng khám chất lượng, có độ tin cậy cao để được bác sĩ hỗ trợ khám và tư vấn cắt bao quy đầu cho trẻ hiệu quả và an toàn.