Bà bầu uống trà ô long được không?
Ngày đăng: 31.03.2021
Tư vấn y khoa: Bùi Ngọc Lâm
Phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo không nên sử dụng các loại trà vì chúng có chứa cafein. Tuy nhiên trà ô long có chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như chất chống oxy hóa, có hàm lượng kẽm cao tốt cho mẹ bầu. Vậy bà bầu uống trà ô long được không? Bà bầu cần lưu ý gì khi uống trà ô long? Nếu bạn đang lo lắng vấn đề này thì hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé!
Bà bầu uống trà ô long được không?
Trước khi giải đáp thắc mắc “Bà bầu uống trà ô long được không”, chúng ta sẽ tìm hiểu tác dụng của cafein đối với sức khỏe bà bầu.
Caffein có trong trà là một chất kích thích, có tác dụng lợi tiểu, làm giảm hấp thụ chất dinh dưỡng. Theo khuyến cáo phụ nữ mang thai không được sử dụng nhiều hơn 200 mg caffein trên một ngày. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong giai đoạn đầu mang thai, thai phụ không nên uống trà trong tam cá nguyệt đầu tiên.
Trong tam cá nguyệt thứ 2, chị em có thể sử dụng một lượng nhỏ trà ô long. Trà ô long không giống như các loại trà bình thường mà là một loại trà thảo dược. Trà ô long có chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và kẽm. Đây là những chất rất quan trọng đối với sức khỏe bà bầu.
Ngoài ra bà bầu uống một lượng trà ô long hợp lý còn có tác dụng giảm căng thẳng, giảm ốm nghén, giải độc, làm chậm lão hóa.
Tuy nhiên như đã nói bà bầu uống nhiều caffein có thể gây ra những tác hại không tốt đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, chị em cũng không nên uống quá nhiều trà ô long nằm trong thời gian mang thai.
Lưu ý cho bà bầu khi uống trà ô long
Dưới đây là những điều chị em cần nhớ nếu muốn uống trà ô long trong thời gian mang thai:
+ Không nên uống trà quá nóng
+ Uống trà ngày sau bữa ăn vì có thể làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng
+ Không uống trà khi đói vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
+ Không uống trà vào buổi tối muộn vhì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ
+ Không được uống trà để qua đêm
+ Không sử dụng trà để uống thuốc
+ Không nên uống trà và uống viên sắt cùng một lúc
+ Điều cuối cùng là hãy uống nhiều lượng phù hợp. Mỗi tuần chị em có thể uống từ 3 đến lớp 5 cốc trà 200 ml.
Một số loại trà thảo dược khác tốt cho bà bầu
Rất nhiều phụ nữ mang thai thích uống trà thảo dược vì nó đem lại cảm giác thoải mái, giảm cảm giác ốm nghén, buồn nôn. Tuy nhiên không phải loại trà thảo dược nào cũng tốt cho phụ nữ mang thai.
Dưới đây là một số loại trà thảo dược an toàn cho bà bầu:
+ Trà gừng: Trà gừng rất lành tính và có tác dụng giảm ốm nghén. Ngoài ra trà gừng còn giảm đau dạ dày, giảm buồn nôn, kích thích tiêu hóa. Bà bầu nên sử dụng trà gừng với một chút mật ong cho dễ uống.
+ Trà bạc hà: Loại trà này có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn rất tốt. Trà bạc hà cũng có hiệu quả giảm tình trạng đầy hơi và giúp thư giãn tâm trạng.
+ Trà lá mâm xôi đỏ: Trong giai đoạn đầu chị em không nên sử dụng trà lá mâm xôi đỏ. Loại trà này thích hợp để uống vào 3 tháng cuối thai kỳ có tác dụng ngăn ngừa xuất huyết sau sinh và săn chắc cơ tử cung, tốt cho quá trình chuyển dạ.
+ Trà roobios: Loại trà này chứa nhiều sản xuất sắt, magie giúp chống oxy hóa và có tác dụng đẩy lùi các gốc tự do, giải độc cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn giảm tình trạng trào ngược dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thụ sắt, chống dị ứng. Đây là loại trà tuyệt vời cho bà bầu giúp tăng cường hệ miễn dịch.
+ Trà tầm ma: Trà này cũng có chứa đa dạng các loại khoáng chất và vitamin. Tuy nhiên nó có thể gây kích thích tử cung, do đó đó bà bầu không nên sử dụng trả tầm ma trong ba tháng đầu mang thai.
+ Trà bồ công an: Đây là loại trà chứa nhiều toàn chất canxi, sắt và kali.
+ Trà hoa cúc: Đây là loại trà rất quen thuộc có tác dụng ngăn ngừa chứng mất ngủ, giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon.
+ Trà chanh, trà hoa hồng: cung cấp vitamin C và tăng cường hệ miễn dịch. 2 loại trà này có tác dụng làm dịu và giúp chống lại chứng mất ngủ, lo lắng và khó chịu khi mang thai.
Khi pha trà, chị em có thể thêm mật ong, vỏ cam quýt hoặc quế để gia tăng hương vị cho cốc trà.
Như vậy bà bầu có thể uống trà ô long, nhưng không phải thời điểm nào cũng uống được và chỉ nên uống ít. Hy vọng những thông tin trên đây đây đã giải đáp cho chị em thắc mắc “Bà bầu uống trà ô long được không”.