Bà bầu ăn ngải cứu được không? Ăn như thế nào thì tốt?
Ngày đăng: 19.03.2021
Tư vấn y khoa: Bùi Ngọc Lâm
Ngải cứu là một loại rau tốt cho sức khỏe. Vậy nhưng đã có nhiều người cho rằng ngải cứu không nên sử dụng cho bà bầu vì nó có thể làm ảnh hưởng tới thai nhi. Thậm chí là dẫn đến sảy thai. Điều đó khiến cho nhiều chị em lo ngại việc bà bầu ăn ngải cứu được không? Dưới đây các chuyên gia phongkhamxadan sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi này và hướng dẫn cụ thể cách ăn rau ngải cứu như thế nào thì tốt.
Rau ngải cứu là gì?
Ngải cứu là một cây thân cỏ, có tên latin là Artemisia absinthium. Hiện nay, ngải cứu không chỉ được trồng phổ biến ở Việt Nam mà còn cả nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Hầu hết chúng ta đều biết ngải cứu là loại cây có mùi hương rất đặc biệt. Vì vậy nó thường được sử dụng như một loại rau gia vị, nấu cùng nhiều món ăn. Đặc biệt, trong y học, ngải cứu được xem là một loại thảo dược quý, mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, trong ngải cứu có chứa những hợp chất quan trọng như artemisinin, thujone hay chamazulene. Đây đều là các dưỡng chất có khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa như chán ăn, trào ngược dạ dày thực quản, các bệnh ở bàng quang…
Ngoài ra, ngải cứu còn được ghi nhận có công dụng tích cực trong việc điều trị các chứng bệnh về gan, đau cơ, giảm trí nhớ hay hạ sốt, đau cơ, trầm cảm, viêm nhiễm…
Tuy nhiên, rau ngải cứu cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Bởi trong loại rau này có chứa hợp chất Thujone. Hợp chất này có 2 dạng là alpha và beta-thujone. Trong đó alpha-thujone có nhiều độc tính nhưng lại là thành phần chính có trong cây ngải cứu.
Việc sử dụng quá mức hàm lượng thujone sẽ gây kích thích não bộ của con người. Từ đó nó có thể tạo ra cảm giác hưng phấn, thậm chí là gây ảo giác khi sử dụng quá mức.
Cũng chính vì vậy mà ở một số nước châu Âu, những sản phẩm được chế biến từ ngải cứu (cả đồ ăn hay đồ uống) đều phải đảm bảo hàm lượng trong mức độ cho phép.
Bà bầu ăn ngải cứu được không?
Mặc dù ngải cứu có hương vị không dễ ăn nhưng đây vẫn là một loại rau ưa thích của nhiều người. Đặc biệt, có nhiều nữ giới khi mang bầu vẫn thích ăn loại rau này. Tuy nhiên xung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến cho rằng bà bầu ăn ngải cứu là không tốt, nó có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và các biến chứng nguy hại khác. Vậy thực chất điều này có đúng không? Bà bầu ăn ngải cứu được không?
Theo các chuyên gia sản phụ khoa, hiện tại chưa có bất cứ nghiên cứu nào kết luận được việc ăn ngải cứu khi mang bầu có thể gây sảy thai. Tuy nhiên rau ngải cứu không phải là thực phẩm quá tốt đối với người đang mang thai, nhất là ở những tháng đầu của thai kỳ.
Giải thích về vấn đề này, các bác sĩ cho biết, nữ giới mang thai không nên ăn nhiều ngải cứu. Bởi hàm lượng thujone có trong ngải cứu quá lớn có thể gây kích thích tử cung co bóp nhiều hơn, gây chảy máu, thậm chí là sảy thai hay sinh non. Ngoài ra, nó cũng có thể gây suy thận hoặc khiến cho tình trạng suy thận ở thai phụ trở nên nặng nề hơn.
Một số công dụng của ngải cứu đối với bà bầu
Mặc dù ngải cứu có thể gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn đổi với thai kỳ của người phụ nữ. Tuy nhiên nếu sử dụng đúng cách, loại rau này vẫn có thể mang đến những lợi ích nhất định mà các chị em không nên bỏ qua.
+ Chữa động thai
Với những nữ giới bị động thai do chấn thương hay va chạm thì có thể sử dụng ngải cứu để hỗ trợ. Bạn có thể chần trứng gà với ngải cứu cho chín nhừ rồi ăn cả nước và bã để giúp an thai. Tuy nhiên trước khi sử dụng hãy nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé!
+ Chữa băng huyết
Nếu bị băng huyết trong thai kỳ, các mẹ bầu hãy sử dụng ngải cứu để cầm máu. Các bạn chỉ cần sử dụng bài thuốc từ lá ngải cứu và lá tía tô để uống hàng ngày thì tình trạng này sẽ được khắc phục.
+ Phòng tránh nôn mửa
Chắc hẳn trong thai kỳ nhiều mẹ bầu thường xuyên bị buồn nôn và nôn. Để làm giảm triệu chứng ốm nghén này, các mẹ có thể sắc ngải cứu khô lên để uống. Bài thuốc này sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng nôn mửa nhanh chóng.
+ Cầm chảy máu cam
Mẹ bầu nếu bị chảy máu cam khi mang thai thì có thể sử dụng ngải cứu. Loại thảo dược này có thể giúp làm đông máu và ngưng chảy máu cam. Bạn chỉ cần chuẩn bị ngải cứu tươi sắc cùng dà diệp tươi, tiên sinh địa hoàng và trắc bá diệp lên để uống.
Ăn ngải cứu khi mang thai như thế nào cho tốt?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong 3 tháng đầu thai kỳ, các mẹ bầu không nên ăn ngải cứu. Còn ở những tháng tiếp theo bạn có thể ăn loại rau này với tần suất khoảng từ 1 – 2 lần/tuần. Điều này sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong mỗi lần ăn, bạn cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải và không sử dụng quá nhiều.
Ngoài ra, những mẹ bầu mắc chứng rối loạn tiêu hóa cũng không nên ăn ngải cứu vì nó sẽ khiến cho bạn bị đi tiểu thường xuyên, gây kích thích sự vận động của ruột. Những mẹ bị viêm gan cũng nên hạn chế sử dụng rau ngải cứu vì nó có thể gây rối loạn chuyển hóa tế bào gan, dẫn tới tình trạng vàng da, nước tiểu đục…
Các mẹ có thể tham khảo một số món ăn tốt cho phụ nữ mang thai từ ngải cứu như:
– Món trứng gà hầm ngải cứu: Giúp bà bầu đỡ chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt…
– Món gà tần ngải cứu: Giúp bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, tốt cho hệ xương.
– Cháo ngải cứu: Chữa động thai, giảm đau xương khớp
– Canh ngải cứu nấu thịt heo: giúp chữa trị chứng kinh nguyệt không đều, đau bụng do lạnh, khí hư bất thường…
Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo các chị em nên chủ động đi thăm khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp. Điều đó sẽ giúp đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.
Hi vọng những chia sẻ trên đây đã giúp mọi người biết được bà bầu ăn ngải cứu được không? Có thể nói ngải cứu là một trong những loại thực phẩm vừa có hại vừa có lợi cho các mẹ bầu. Do đó các bạn nên cẩn trọng trong việc sử dụng loại rau này để tránh gặp phải những biến chứng nguy hại đến sức khỏe và thai nhi.